PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 147




Toan Ánh 147

trò của họ đã biến thành sự đồi bại thật của chính họ. Những tấm gương xấu của họ bị
người đời chê bai và nhiều khi những tấm gương xấu này đã gây tai hại cho một số
người thiếu suy nghĩ.

Chẳng cứ gì thời xưa, ngay thời nay, ca nhạc được coi là nghệ thuật được cổ võ và

các nghệ sĩ được hoan hô, thành kiến “xướng ca vô loài” không còn nữa, mà chúng ta
đã từng thấy nhiều chuyện tai tiếng xấu, ngay một số ít nghệ sĩ danh tiếng hằng được
hâm mộ, mà báo chí đăng tải trước đây đã có một câu chuyện loạn luân giữa hai nghệ
sĩ tân nhạc, và cũng lại đã có câu chuyện nghệ sĩ bị cướp chồng tranh vợ ở giữa Sài
Gòn đó sao?

Vậy thì chúng ta có nên chỉ trích sự cố chấp của quan niệm cũ chăng? Chúng ta còn

có chăng cái hoài bão duy trì nền luân lý đạo đức nó đã khiến cho dân tộc ta vững bền,
nó đã khiến cho nếp sống của ta đẹp đẽ? Ngày nay chắc chắn mọi người đã có nhận
thức đúng đắn về các vấn đề này.

Cô đầu
Trong hạng “xướng ca vô loài”, xưa các cụ còn liệt vào hàng ca nhi những giọng

hát nhịp phách cung đàn để quyến rũ bọn nam nhi: Đó là các “cô đầu”. Xưa vẫn có
cái thành kiến rất xấu xa về “cô đầu”:

"Lấy quan, quan cách,

Lấy khách, khách về Tầu,

Lấy nhà giàu, nhà giàu hết của.”

Dân gian cho “cô đầu” là một hạng người bòn rút của cải của đàn ông, phá tan

nhiều gia đình đang đầy hạnh phúc.

"Cô đầu, cô đít, cô đuôi,

Bố tôi đi vắng ai nuôi cô đầu!”

Nghề võ
Đã nói về nghề nghiệp và sự gây dựng con cái, tưởng không thể bỏ qua không nói

tới nghề võ được. Theo đòi nghiệp võ để nhập vào binh ngũ. Võ nghệ ta xưa có lớp
học, có đủ kỳ thi, và người thi đỗ cũng vinh quy bái tổ như kẻ học chữ thi đỗ vậy. Có
những môn võ bắt buộc như cử tạ, múa côn sang, bắn súng, và tập võ nghệ có những
phương pháp riêng, đi dần dần từ dễ đến khó, từ yếu đến khoẻ

5

. Những võ sinh thi đỗ

được bổ dụng vào chức quan võ, cũng như các “tân khoa” về văn được bổ dụng vào
các chức quan văn.

Nghề binh cũng là một nghề, và là một nghề bắt buộc trong thời loạn ở xã hội cũ.

Nhiều bà vợ vẫn hằng khuyên chồng nhập ngũ và tự nguyện trông coi việc nhà:





5

Bạn đọc muốn biết kỹ các kỳ thi võ, sự luyện tập các môn võ nghệ xưa xin đọc NẾP CŨ: CON

NGƯỜI VIỆT NAM, chương Võ nghệ và Thi võ – Cùng tác giả.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.