Phong Tuc Tap Quan Viet Nam
nợ thuê đi đòi nợ một người nào, đến nằm ì ở nhà người này như bố mẹ già người ta,
lại hạch ăn hạch uống, nhà con nợ có cái gì cũng lấy. Hành động của người khách nợ
là hành động vô nhân đạo vì con nợ nghèo túng đã không có gì còn bị bọn khách nợ
bóc lột ăn bám, mà chúng làm công việc này chính chỉ vì bọn chủ nợ, bọn người hút
máu, hút mủ, ăn nhiều phân lời của đồng bào.
Mấy nghề khác
Ngoài các nghề trên là đáng kinh cho ba hạng tuổi, còn những nghề khác bố mẹ
cũng cần tránh cho con, trong đó là nghề nho lại tại các công đường như trên đã trình
bày.
"Một đời làm lại làm hại mười đời”.
Xưa, nghề “làm lại” xoay ngọn bút, sửa giấy tờ, ăn không nói có, làm những điều
thất đức có hại tới con cháu.
Ngoài miền Bắc tại tỉnh Bắc Ninh, phủ Gia Lâm, trước đây có làng Thổ Khối có
nhiều người đi làm nho lại tại các phủ, huyện. Không phải những người này ai cũng
đều là những người xấu, có kẻ xấu cũng có kẻ tốt, nhưng vì nghề làm nho lại bị thành
kiến coi là độc ác hay làm hại mọi người, nên phương ngôn có câu: “Nói dối Thổ Khối
đến nhà”. Câu này là một câu nguyền rủa những ai nói dối sẽ bị các ông Nho lại người
làng Thổ Khối tới “thăm” nghĩa là sẽ bị những sự rắc rối, chịu những điều vu khống,
ăn không nói có của bọn “bẻ chữ” “xoay tờ giấy”.
Tất cả mấy nghề trên tuy bị xã hội coi khinh, nhưng chỉ ảnh hưởng về tinh thần,
hay nói theo như quan niệm của ta về phúc đức thì cũng chỉ ảnh hưởng về mặt phúc
đức đến con cháu mà thôi. Tôi chưa nói đến một nghề mà con cháu không những chịu
ảnh hưởng về tinh thần, lại phải chịu ảnh hưởng rất nặng nề ngay về mặt vật chật nữa.
Ấy là nghề “xướng ca đàn địch” mà ngày nay gọi là nghệ thuật và ca sĩ, nhạc sĩ đều
được coi là nghệ sĩ, được sự qúy trọng của nhiều người. Ở xã hội Việt Nam ta xưa,
“ca hát đàn địch” chỉ là “xướng ca vô loài” mày đã bị xã hội tước bỏ khá nhiều
quyền lợi của chính họ và của con cháu họ đến ba đời. Xã hội ta xưa quan niện lũ
“Xướng ca vô loài” là một tầng lớp vô luân. Họ bị coi là vô luân không phải vì họ sa
đoạ, chính sự sống của họ cũng không phải là sa đoạ, mà chỉ vì những vai trò họ đóng
khi xướng hát: Họ bị coi là “vô luân” ở đây chỉ vì người con có thể đóng vai vua và
người cha đóng vài bày tôi quỳ lạy, anh em ruột có thể đóng đôi vợ chồng, và vợ
chồng lại có thể đóng vai mẹ con hoặc cha con.... Tất cả cái “vô luân” là ở đây, đấy là
sự luân thường đạo lý đã không còn nữa, mặc dầu chỉ trong những lúc trình diễn. Xã
hội đạo đức Việt Nam không thể chấp nhận cho họ, những kẻ đã lộn luân lý, dù trong
việc đóng trò, được quyền hành, có điạ vị xã hội để lãnh đạo xã hội. Chính vì vậy mà
con cháu những kẻ “xướng ca vô loài” đến ba đời không được dự các khoa thi, theo
quy định xưa.
Về điểm này, có lẽ ta thấy xã hội ta xưa qua hẹp hòi với loại nghệ sĩ, ca xướng này,
vì theo sử đã lưu truyền lại, ông Đào Duy Từ, chỉ vì cha làm quản giáp, nghĩa là đứng
đầu các nhạc sĩ trong một bọn xướng ca mà không được ứng thí tại miền Bắc với vua
Lê chúa Trịnh, đã phải vào miền Nam, lập công lớn với chúa Nguyễn.
Quan niện “xướng ca vô loài” thật là hẹp hòi, nhưng nếu chúng ta có ý thức về
luân lý cần thiết để tự vệ và tự tồn, chúng ta sẽ sẵn sàng chấp nhận quan điểm hẹp hòi
đó để bảo vệ cho sự tồn tại, cho sự độc lập của dân tộc mình. Thực ra, thời xưa, giới
xướng ca vô loài có rất nhiều ảnh hưởng sâu xa đối với chính họ cũng như đối với
những người khác. Sống về nghề cầm ca, họ có mặc cảm nguy hại là chính họ không
đứng đắn, bị coi rẻ, thường tự có hành động giảm giá trị của mình trong cuộc sống bừa
bãi đến mất cả nhân phẩm, và đã có những trường hợp, sự đồi bại giả tạo trong các vai