PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 139




Toan Ánh 139

hay phàn nàn thầy dạy không tấn tới.

Nếu tình nghĩa “tôn sư trọng đạo” còn được như xưa, ông thầy còn dùng được roi

vọt để hướng dẫn các trẻ nhỏ có lẽ kết quả cũng đỡ tai hại hơn nhiều.

Thầy dạy học ngày nay chỉ biết cố gắng dạy, còn muốn học hay không đó là quyền

ở học trò. Vậy mà còn xảy ra những vụ trò đánh thầy, trò đâm thầy! Nền văn minh cơ
khí ít nhiều đã mang lại cho xã hội sự ”xuống cấp đạo đức”.

Lại nói đến học hành, các trẻ em thời xưa, để giữ cho được sáng láng, có những

điều cần phải kiêng kỵ riêng:

- Không nên ăn qúa no e lấp mề không học được
- Không nên ăn chân gà e run tay không viết được.
- Không nên ăn cơm cháy hoặc những thịt thà của các con vật chết e u tối trí tuệ.
- Không được vứt giấy có chữ viết xuống đất, trông thấy người khác vứt phải nhặt

đốt hoặc đem thả trôi theo dòng sông.

- Không được gối đầu lên sách.
- Phải kính trọng sách vở và chữ nghĩa.
Ngày nay, ta cho những điều “kiêng”trên là “mê tín”, và vô lý, nhưng trong việc

bắt buộc trẻ học hành, có những phương pháp để giúp trí nhớ và làm cho chúng chóng
lĩnh hộu được những lời giảng dậy. Cái xưa cũng còn ít nhiều giá trị nhân bản của nó.

Thi cử xưa và nay

Có học thì phải có thi, và sự thi cử đánh dấu mức nhận thức của học sinh đã qua.

Người ta thường chê tinh thần khoa cử cũng như sự quá lưu ý về văn bằng của nước
ta, nhưng thật ra nếu không có thi cử thì lấy gì để kiểm soát sư học của các em học
sinh, va nếu không có văn bằng thì lấy gì để chứng thực trình độ các em đã học qua.
có điều là ta không nên lấy thi cử để cản bước tiến của các em học sinh và cũng không
nên quá chú trọng đến văn bằng đến nôi lấy văn bằng để phân giai cấp trong xã hội.

Tóm lại, xưa cũng như nay, đã có học thì phải có thi, dù thi tại các trường thi hay

thi kiểm soát trong lớp học như ngày nay, người có trách nhiệm về giáo dục bắt các
em thi để lấy điểm căn cứ vào đó cấp chứng chỉ tương đương với các văn bằng.

Thi cử xưa
Ngày xưa có các khoa thị tại trường thi, và cũng có cả những kỳ thi kiểm soát như

ngày nay, đó là các kỳ thi “sát hạch”, các kỳ thi “khảo hạch”.

Các kỳ thi bắt đầu được tổ chức tại Việt Nam từ năm Ất Mão 1075 với khoa thi

Tam Trường đầu tiên dưới triều vua Lý Nhân Tông. Thi bằng chữ Hán; việc thi cử
trải qua các triều đại có nhiều sự thay đổi. Hai khoa thi cuối cùng về hán học tại Việt
nam là khoa thi năm Ất Mão 1915 tại trường Hà Nam, Bắc Việt và khoa thi năm Mậu
Ngọ tại các trường Bình Định và Nghệ An, Trung Việt.

Sau hai kỳ thi cuối cùng này, việc học ở ta bị chính phủ Pháp sửa đổi, do đó thể lệ

thi cử cũng chịu sự đổi thay.

Về khoa thi, xưa ta có ba kỳ thi chính thức là thi Hương, thi Hội và thi Đình,

những kỳ thi này ba năm mở một lần, trừ trường hợp có nhà vua mới lên ngôi mở các
“ân khoa”.,

Muốn dự thi Đình, phải đậu thi Hội, mà muốn dự thi Hội thì phải đậu cử nhân tại

kỳ thi Hương, hoặc ít ra cũng phải đậu Tú Tài, với chân tú tài nếu được nhà vua cho
phép có thể được thi Hội.

Không phải ai cũng có thể là thí sinh kỳ thi Hương được. Muốn đi thi Hương phải

qua các kỳ thi “khảo hạch” tại hàng tỉnh, tức là sơ khảophúc khảo.

“Sơ khảo” là khảo hạch ở phủ, ở huyện do các Huấn đạo và Giáo thu phụ trách;

“phúc khảo” là khảo hạch ở tỉnh do các Đốc học phụ trách.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.