PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 150




Phong Tuc Tap Quan Viet Nam

mời làng nước có tục lệ riêng.

Muốn mời ban kỳ mục, ban tư văn và quan viên trong làng, đương sự phải có cơi

trầu đến hội đồng kỳ mục hoặc trưởng ban tư văn để xin phép mời các người trong ba.
Khi ông chánh hội đồng kỳ mục và ông trưởng ban tư văn đồng ý, chính các ông ấy
sẽ phụ trách việc mời và cho biết giờ họ sẽ tới. Gia chủ phải tiếp đón trịnh trọng, và cỗ
bàn phải đặc biệt, và sau bữa cỗ lại phải có phần biếu .

Ngoài những bữa tiệc mời, gia chủ phải sửa lễ ra đình cúng thần, thường là trâu, bò,

rượu, lợn, xôi và trầu cau; cũng có khi là dê, gà thay cho trâu, bò, lợn tùy theo lệ làng
và cũng tùy theo người ăn khao. Những lễ vật sau khi cúng thần rồi, một phần làm
phần biếu hương lý kỳ mục quan viên, một phần làm cỗ.

Có nhiều nơi, tục khao rất nặng, phải có bánh giầy, bánh chưng, cùng một vài thứ

bánh khách như bánh tràng gừng, bánh ú, bánh gan gà, v.v... dùng làm đồ lễ cúng thần
và dùng làm đồ biếu.

Có khi gia chủ lại phải dành riêng một mâm cỗ đặc biệt cho hương lý kỳ mục, rồi

lại phải có bàn đèn thuốc sái để họ hút ban đêm và lại phải mời ca nhi tới cho họ nghe
hát mua vui.

Các gia chủ bao giờ cũng sẵn sàng để thoả mãn những điều yêu cầu của kỳ mục để

tiệc khao càng thêm linh đình và để chứng tỏ sự rộng rãi của mình. Nếu các kỳ mục
quan viên muốn mua vui bằng tổ tôm tài bài thâu đêm suốt sáng, gia chủ phải cắt
người túc trực hầu hạ và phải lo bữa tiệc đêm cho họ.

Lễ ăn khao kéo dài có khi tới bốn năm hôm, gia chủ không nề hà tốn kém.
Cũng có người kém sung túc, may mắn được chút danh vọng, ơn trời cho tuổi thọ,

cũng cố khao lệ làng, nhưng sự ăn uống vui chơi thường giảm tới tối thiểu.

Tiệc khao xong lại nộp theo lệ làng một số tiền ấn định tại hương ước để sung vào

quỹ làng. Đây là tiền vọng. Có nhiều làng, không có lệ nộp tiền vọng mà chỉ cần một
mâm xôi gà lễ thần để các hương lý kỳ mục thừa lộc thánh, chia nhau lấy phần.

Nếu có người nào may mắn được danh vọng, nhưng túng thiếu quá không ăn khao,

danh vọng cũng không được ai nhắc đến, coi như không có. Ta có câu vô vọng bất
thành,
nghĩa là chưa đủ lệ làng, làng không công nhận sự nên danh giá của đương
nhân.

Sự công nhận của làng xã đối với đương nhân thể hiện qua sự xưng hô: ông Cửu,

ông Bát, ông Hàn v.v... nếu được ân thưởng mà chưa khao, người ta vẫn xưng hô theo
thường lệ là bố cu, mẹ đĩ. Và tại chốn đình trung, nếu chưa đủ lệ làng, chưa được dự
vào hàng chiếu dành cho người có danh vọng đã đủ lệ khao vọng rồi.

Khao thi đỗ
Thi dỗ la làm nên danh giá, có khi từ bạch đinh trở thành ông Tú, ông Cử, ông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.