PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 151




Toan Ánh 151

Nghè. Người thi đỗ, lúc “vinh quy bái tổ” được dân làng đón rước, lẽ tất nhiên phải
năn mừng sự thi đỗ. Việc ăn mừng có khi chỉ thu hẹp trong phạm vi xã mình, nhưng
khi đỗ Đại khoa, thường ăn khao tới hàng phủ, hàng huyện.

Phải thành thực công nhận rằng, nước Việt Nam ta cũng như nhiều nước phương

Đông xưa, Đại đăng khoa rất được tôn trọng. Sự thi cử xưa rất khó khăn, ba năm mới
có một khoa, mà số sĩ tử đỗ đạt rất là hạn chế. Và việc thi cử cũng là một điều rất
quan trọng: Tại các cổng trường thi, mỗi khoa thi đều có treo mấy chữ đại tự THIÊN
TỬ CẨU HIỀN. Điều này chứng tỏ người đỗ đạt được quý trọng đến bậc nào.

Một vị hàn nho hôm trước hôm sau đã trở nên ông Nghè, rồi mai đây nhờ ơn vua

lộc nước sẽ là quan này quan nọ.

Chính vì vậy mà các ông Tân khoa khi vinh quy bái tố được đón rước rất trọng thể.

Ta gọi đám rước này là đám rước ông Nghè

7

Đám rước ông Nghè đến nhà, rồi ông Nghè chọn ngày lành tháng tốt mở tiệc khao

hàng huyện. Các ông Cử Nhân, Tú Tài thì khao hàng Tổng và hàng Xã.

Nhiều ông Nghè rất nghèo, nhưng đám khao cũng rất linh đình. Họ hàng, bạn bè,

làng nước ai cũng tới mừng và giúp đỡ về nền tài chính cho ông Nghè trong trường
hợp cần thiết.

Khao vọng xong, những vị Tân khoa, nếu đỡ từ cử nhân trở lên, ở nhà chờ lệnh vua

đi nhận chức, còn các ông Tú Tài, thì nghỉ ngơi ít ngày rồi lại tiếp tục đèn sách để đợi
khoa sau.

Tục lệ xưa như vậy, tục lệ sau này đã đổi dần.
Dưới thời Pháp thuộc, những thí sinh đậu từ bằng Sơ Học Pháp Việt trở lên cũng có

mở tiệc ăn mừng, nhưng trong phạm vi nhỏ hơn ăn khao thời xưa. Với các văn bằng
Sơ học Pháp Việt trở lên, các làng xã xưa có lệ miễn cho các đương sự về sự phu
phen, tạp dịch, bởi vậy, tuy không có lệ khao linh đình, nhưng cũng bỏ hẳn được
những bữa tiệc ăn mừng và lệ vọng nộp cho hàng xã.

Và tới ngày nay, với mọi sự biến chuyển do thời cuộc gây nên, những tục lệ xưa cũ

hầu như mất cả, nên những người đỗ đạt, dù Cử nhân, Tiến sĩ cũng không ai nghĩ đến
sự khao vọng nữa. Có lẽ cũng còn một đôi làng giữ lại lệ xưa, dành những quyền hạn
cho các người đỗ đạt, nhưng trong trường hợp này người ta cũng chỉ mở một bữa tiệc
mừng mời một số ít người thân đến để chia vui.

Tại các thành thị, nhiều gia đình khi con cái đỗ đạt, có mở tiệc mừng nhưng chỉ

trong phạm vi trong nhà, và nếu có mời bạn bè, đó chỉ là bạn học của cô hoặc cậu tân
khoa.





7

Muốn biết rõ hơn về “Vinh quy bái tổ” xin xem trong Nếp cũ: CON NGƯỜI VIỆT NAM của tác

giả, chương Văn học và Thi cử.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.