PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 153




Toan Ánh 153


Những chức vị này thường do dân trong xóm, trong chòm, trong khóm tự cử ra để

đại diện cho xóm,chòm, khóm trong mọi công việc giao thiệp với dân làng.

Được cử vào các chức vị này cũng là một vinh dự, và cũng kể là có công danh;

cũng được miễn những đều phu phen tạp dịch. Và như vậy tất nhiên phải có khao, tuy
việc khao chỉ thu hẹp trong phạm vi xóm, chòm, khóm của mình. Các đương sự để
chính thức hoá với dân làng chức vị của mình, thường có mâm cỗ riêng hoặc phần
biếu riêng cho các vị hương lý, kỳ mục trong làng.

Bà con bạn bè tới dự tiệc khao cũng có đồ mừng như khi dự đám khao của các vị

chức sắc hàng xã.

Khao đi làm quan
Người thi đỗ khao lúc vinh quy, nhưng khi được bổ đi làm quan, thường cũng có

tiệc khao trước khi đi nhậm chức, tuy việc khao không linh đình bằng tiệc khao lúc
vinh quy bái tổ.

Đương sự cũng cáo gia tiên, lễ thần linh tại đình, mời họ hàng làng nước như một

chức việc trong làng khao trước khi lĩnh chức vụ.

Giàu nghèo gì, trước khi đi làm quan ai cũng cố khao dân làng, không khao to thì

khao nhỏ.

Chính vì bữa khao này mà ngày xưa, khi vị quan lên đường nhận chức được dân

làng tiễn đưa với cờ kiệu thật trọng thể.

Ngày nay, mặc dầu chịu ảnh hưởng văn minh Tây phương, ta cho khao vọng là cổ

hũ, nhưng các công chức mỗi khi đi nhận một chức vụ, thường gia đình cũng có lễ
cúng gia tiên và có bữa tiệc nhỏ từ giã những người thân tình.

Khao phẩm hàm
Các Chánh, phó Tổng, Hương lý sau khi làm việc một thời gian nếu mẫn cán có

công thường được tưởng thưởng. Triều đình cho tưởng lục hoặc ban cho phẩm hàm.
Việc ban thưởng “tưởng lục” hoặc “phẩm hàm” này cũng tựa như chính phủ đương
thời tặng “tưởng lục” và “bội tinh” vậy.

Sự ân thưởng này cũng như ngày nay, có người khi mãn chức việc mới nhận được,

có người tưởng thưởng ngay trong khi tại chức. Được tưởng thưởng, các đương sự lại
khao làng xã. Nhiều người đi làm việc cho nhà nước khi được tưởng thưởng phẩm
hàm cũng về tại làng khao.

Việc khao cũng giống như khi nhậm chức việc, nếu có khác thì chỉ khác ở chỗ rước

sắc của Triều đình thay vì rước văn bằng. Sắc để tại huyện hoặc tại văn phòng hàng
tổng. Rước sắc long trọng hơn rước văn bằng.

Rước sắc bằng cờ kiệu mượn của làng sau khi đã làm lễ khấn và xin phép thần linh

được ứng hiệu qua “quẻ âm dương” sự ưng thuận, và được các kỳ mục không cản trở.

Trong đám khao cũng lại có tế lễ với các trò vui tùy theo khả năng tài chính của

gia chủ khi các hương kỳ mục đòi hỏi.

Những người được ân thưởng phẩm hàm sau lễ khao này được dân làng gọi tên

theo phẩm tước mới. Ông nếu được thưởng Bá hộ, ông Cửu nếu được thưởng Cửu
phẩm, ông Hàn nếu được thưởng Hàn lâm, v.v....

Nếu còn đang tại chức, dân làng sẽ gọi thêm cả chức vụ: ông Lý Bá, ông Tổng

Cửu...

Được thưởng phẩm hàm, sau khi khao xong sẽ được dự vào ban tư văn trong làng,

nếu phẩm hàng thuộc hàng văn giai, và được có ngôi thứ trong làng tùy theo phẩm
hàm cao thấp, không kể văn giai hay đội trưởng.

Đối với những người được tưởng lục và bội tinh sau naỳ, không ai khao vọng gì,

nhưng thường các đương sự cũng có mời bằng hữu, tới nhà hoặc đi hiệu ăn mừng một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.