PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 154




Phong Tuc Tap Quan Viet Nam

bữa. Ở vùng quê, cũng còn nơi có người làm tiệc mời bà con họ hàng và cáo gia tiên.

Khao quan viên
Có những người thi đậu Tuyển Sinh, Khoá sinh, hoặc dưới thời Pháp thuộc đậu Sơ

Học Yếu Lược, Sơ Học Pháp Việt, theo lệ nhiều làng, đậu những bằng nhỏ này không
được xung ngày vào ban tư văn, phải chờ tới một tuổi nào, thường thường là năm
mươi tuổi, mới được dự vào hàng quan viên trong ban đó. Nói vậy, không phải cứ
đúng tuổi của lệ làng là đã thành một quan viên trong làng. Cần phải có khao, to thì
mời cả làng xã, nhỏ thì cũng phải mời đủ ban tư văn trong làng, sau đó mới được kể là
quan viên, và từ đó sẽ được hưởng mọi quyền lợi của các vị quan viên.

Khao nhiêu, khao xã
Tại các làng qưê thời phong kiến, người dân bạch đinh phải chịu rất nhiều phu phen

tạp dịch, nào đi tuần tráng, nào đắp đê đắp tường, nào những khi quan đi kinh lý phải
vác cờ khiêng kiệu. v.v....

Muốn tránh những công việc trên hoặc phải là tay văn học, hoặc là các chức sắc

trong làng, trong ban kỳ mục, hoặc phải đến tuổi được miễn, hoặc phải là học trò còn
đang theo đuổi bút nghiên. Một khi đã thôi học, chỉ được coi là văn học nếu có đỗ đạt,
ít nhất cũng là bằng Tuyển sinh hoặc Khoá sinh, và sau này dưới thời Pháp thuộc, ít
nhất phải có bằng Sơ học Yếu Lược hoặc Cơ Thủy, tùy từng làng có nhiều hay ít
người đỗ đạt, và tuy đã có văn bằng nhưng cũng phải đủ lệ khao vọng.

Người dân bạch đinh, muốn tránh phu phen tạp dịch phải mua những chức hàm

trong làng, đó là các chân Nhiêu, chân , cũng như các chân Phủ, Huyện hàm nhà
nước thường ban cho nhiều người vậy. Mỗi chân Nhiêu, chân Xã phải nộp một món
tiền theo lệ làng, và các chân Nhiêu chân Xã mỗi làng đều có lệ hạn định đến một số
nào.

Mua được nhiêu, được xã rồi, lại phải khao. Lệ khao tuy không linh đình như khao

nhận việc, khao phẩm hàm, khao quan viên... nhưng cũng phải có cỗ bàn mời một số
các chức sắc trong làng.

Lẽ tất nhiên, có khao thì có lễ, lễ gia tiên ở nhà và lễ Thành Hoàng ở đình.
Các ông Phủ, Huyện hàm cũng về làng làm tiệc khao dân làng và mời bạn bè.
Khao thượng thọ
Từ trên, mới trình bày qua về các lệ khao khi có danh vọng, nhưng nếu danh vọng

là đáng quý, thì tuổi thọ càng đáng quý hơn, bởi vậy, các cụ ta còn có lệ khao vọng khi
các cụ đạt đến được một tuổi thọ nào đó, tùy theo địa phương, nhưng ít nhất cũng phải
từ năm muơi tuổi trở lên.

Thọ là một trong ba điều hạnh phúc cố hữu của ta. Trong ba điều hạnh phúc đó thì

Phúc là công danh chức tước, Lộc là con cháu đông đàn, còn Thọ chính là tuổi thọ.

Người ta ăn mừng công danh, ăn mừng khi sinh con cái, thì lẽ tất nhiên phả có ăn

mừng khi Trời ban cho tuổi thọ, vì sống lâu chính là điều hạnh phúc quý báu. Ai cũng
muốn sống lâu, và vì muốn sống lâu nên người già rất được dân ta quý trọng.

Ta có câu: “Triều đình thượng tước, hương đảng thượng xỉ” nghĩa là địa vị ở triều

đình do chức tước còn chỗ ngồi ở dân xã do tuổi tác.

Được hưởng tuổi tác thì ta ăn khao: năm mươi tuổi là Ngũ tuần khánh thọ, sáu

mươi tuổi là Lục tuần khánh thọ, rồi Thất, Bát tuần khánh thọ..., nôm na ta gọi là, ăn
khao năm mươi, ăn khao sáu mươi
....

Làng Thị Cầu huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh trước đây, có tục ăn khao khi 55

tuổi, bọi là lên Xỉ, tức là lên cái tuổi đã có chiếu ngồi khi ra chốn đình trung.

Lễ khao thượng thọ
Đến tuổi khao người ta thường lo khao cho đủ lệ làng, những người nghèo túng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.