PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 156




Phong Tuc Tap Quan Viet Nam

rất nhiều, không như lễ sinh nhật của cụ ông.

Mừng sinh nhật của cha mẹ cũng như mừng thọ cha mẹ, chính là con cái tỏ lòng

kính yêu cha mẹ, cầu chúc cho cha mẹ được sống lâu để được luôn luôn phụng dưỡng.

Ngày nay, tại các đô thị, người ta ăn sinh nhật theo lối Âu Tây, những nhà giầu có

không những chỉ ăn sinh nhật bố mẹ mà còn ăn sinh nhật của các con nữa. Đấy là "phú
quý sinh lễ nghĩa"
, chứ như người nghèo khó, dù có nhớ đến ngày sinh nhật của các
con thì cũng chỉ đành để trôi qua, đâu dám bày vẽ ra cho tốn kém.

Thực ra ăn sinh nhật cha mẹ, để cha mẹ kỷ niệm ngày mình ra đời và đồng thời để

có dịp gia đình sum họp, thực cũng là một điều hay và đầy ý nghĩa vậy.

Truy Phong phụ mẫu và tiên tổ
Xưa, những người làm quan từ “tứ phẩm” trở lên, được nhà vua ban sắc, phong

tặng cho cha mẹ, ông bà, cụ kỵ tùy theo phẩm tước của mình: "Nhất phẩm" được triều
đình truy phong đến cao tổ, tức là các cụ, "nhị phẩm" được truy phong đến ông bà,
tam, tứ phẩm được truy phong đến cha mẹ.

Trong sắc phong nhà vua kể công trạng chức tước của người làm quan, rồi suy ân

sắc phong đến cha mẹ, ông bà hay các cụ.

Sắc phong báo về dân làng, dân làng phải tổ chức đi rước sắc về nhà gia chủ.
Nếu các người được sắc phong, cha mẹ vị quan, còn sống, sẽ có lễ khao dân làng

theo thể thức như khao phẩm hàm.

Ngày nay không có lệ truy phong đến bố mẹ, nhưng đối với những người có công

với quốc gia chẳng may thất lộc có thể truy tặng các hình thức khen thưởng xứng
đáng.

Lễ phần hoàng
Thường các vị tam, tứ đại được sắc phong, vì đều đã qua đời nên con cháu phải

làm lễ phần hoàng nghĩa là Lễ đốt sắc để cáo với các cụ được truy phong.

Trước hết bản sắc của vua phong được sao ra một tờ giấy màu vàng, màu giấy của

sắc chính. Hai bản sắc chính và sao đều đặt vào một chiếc khay rồi đệ lên bàn thờ.
Trên bàn thờ đã có bày đầy đủ đồ tế tự.

Vị quan đã làm hiển thanh danh phụ mẫu, đốt hương khấn lễ, đọc bản văn nói rõ

duyên do sự phong tặng của triều đình cho cha mẹ, ông bà và các cụ, đồng thời cũng
đọc cả chức tước vua phong cho các vị này. Sau đó một người đọc bản sắc của nhà
vua.

Lễ xong, bản sao tờ sắc được đem đốt, còn bản chính chủ nhân giữ lại thờ.
Lễ đốt sắc này gọi là "lễ phần hoàng" nghĩa là đốt tờ sắc mầu vàng.
Làm lễ ở nhà xong, chủ nhân lại sửa lễ ra đình để cáo yết thần linh.
Sau mọi cuộc tế lễ, chủ nhân khoản đãi dân làng khách khứa cũng như các việc

khao mừng khác.

Việc con làm nên được phong tặng đến cha mẹ cũng là một điều hay, khuyến khích

cha mẹ trong việc dậy dỗ, gây dựng con cái và cũng lại có ý khuyên người làm con
phải cố gắng làm rạng rỡ tổ tiên để tổ tiên cũng được hưởng sự vinh quang.

Yến lão với tục trọng tuổi già
Nhân trong chương “khao vọng” có nói tới việc khao thượng thọ mà ý nghĩa là

mừng tuổi trời ban cho, tưởng không thể bỏ qua được tục Yến lão của ta, một tục lệ để
tôn trọng tuổi già.

Ta có câu "kính lão đắc thọ", và cũng có câu "Kính già, già để tuổi cho" để chứng

tỏ tuổi già ở nước ta rất được tôn trọng. Với sự tôn trọng này, tục lệ có nhiều cuộc lễ
dành riêng cho những người già lão và trong các tục này có tục Yến lão.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.