Toan Ánh 155
cũng cố lo nộp lệ vọng với làng để được dự hàng nơi đình trung, - và đây thực là một
điều bất đắc dĩ đối với các đương sự, vì ai chẳng muốn lễ khao cho linh đình để đẹp
mày, đẹp mặt với xóm làng.
Thường thường lễ khao được tổ chức vào dịp đầu năm.Theo Phan Kế Bính trong
"Việt nam Phong Tục" thì hôm ăn mừng, trước hết là lễ gà xôi, hoặc tam sinh, hoặc
lợn bò đem ra đình lễ thần, gọi là bái tạ thần hưu, nghĩa là tạ ơn thần thánh đã phù hộ
cho cha mẹ được sống lâu.
Cùng với lễ ở ngoài đình, con cái cũng có lễ cáo gia tiên, và trong bản văn khấn
cáo này phải tỏ sự biết ơn gia tiên đã phù hộ cho cha mẹ được trường thọ. Trong suốt
mấy ngày ăn khao, hàng ngày phải có lễ cúng trên bà thờ, ngày hai lần như trong ngày
Tết và trên bàn thờ đèn nhang phải được thắp đều.
Lễ Thượng Thọ là lễ ăn mừng của các cụ già, song chính con cái cũng phải mừng,
mừng được cha mẹ sống lâu để cho các con phụng dưỡng.
Sau lễ tại đình và lễ cáo yết gia tiên, con cháu phải mừng cha mẹ.
Chúc thọ
Lúc này cha mẹ ăn mặc lịch sự ngồi trên sập đặt chính giữa nhà để con cháu lễ bái.
Sập này có trải chiếu gọi là Thọ tịch. Con cháu sẽ dâng rượu gọi là "hiến tửu" và sau
đó dân quả đào gọi là "bàn đào chúc thọ" theo tích bà Tây Vương Mẫu ngày xưa hiến
vua Hán Vũ Đế mấy quả đào tiên nói rằng đào này ăn vào sẽ sống lâu.
Dâng rượu, dâng đào rồi, con cháu lễ bái trước mặt hai cụ, mỗi người lạy mừng hai
lạy rưỡi.
Rồi mâm tiệc bưng lên để hai cụ xơi.
Trong lúc con cháu lễ mừng có khách khứa chứng kiến để nhận rõ hạnh phúc của
hai cụ và sự hiếu thảo của con cháu.
Sau con cháu đến lượt họ hàng bạn bè chúc mừng. Rồi pháo nỗ làm tăng cảnh tưng
bừng cho buổi lễ.
Hai bên tường nhà treo đầy câu đối, những bức đại tự và những bài thơ mừng hai
cụ. Có nhiều nhà cho mời ca nhi tới ngâm những bài thơ, những câu đối này.
Có khi chính cụ ông là một tay văn tự, cũng tự soạn những bài thơ hoặc ca trù để ca
nhi hát theo tiếng sênh tiếng phách.
Bữa tiệc khao thường rất linh đình. Tiếng phảo không ngớt nổ. Các bạn bè nhiều
người ngay trong bữa tiệc đã soạn những bài hát, bài thơ để mừng các cụ ăn khao.
Buổi tối có khi có hát chèo, hát tuồng để con cháu và dân làng mua vui. Đây là
hình thức chúc thọ theo lối xưa.
Theo tục lệ, thường chỉ các cụ ông ăn mừng thượng thọ, còn các cụ bà chỉ mừng
theo sự mừng của chồng, nhưng trong những trường hợp các cụ ông đã chết trước khi
tới tuổi thượng thọ của các cụ bà, con cháu cũng làm lẽ mừng.
Ăn sinh nhật
Ăn sinh nhật tức là ăn mừng ngày sinh của mình. Tục này ta bắt chước theo người
nước ngoài, nhưng ta chỉ ăn sinh nhật khi tuổi đã hơi cao, có con cháu đề huề. Ta ăn
sinh nhật để mừng bước sang một tuổi mới, và đây chính là mừng vì Trời, Phật đã ban
cho tuổi thọ, theo quan điểm xưa.
Trong ngày lễ sinh nhật, có lễ cáo gia tiên, sau đó còn cái lễ mừng cha mẹ. Có mời
bạn bè họ hàng tới dự tiệc mừng.
Người xưa, chỉ nam giới có tục ăn sinh nhật, các cụ bà chỉ ăn sinh nhật khi chồng
đã qua đời, vì theo tục lệ Á đông, mọi việc của người vợ đều phụ thuộc vào người
chồng, khi chồng còn sinh thời, cái mừng của chồng chính là cái mừng của vợ vậy.
Thẳng hoặc có cụ bà nào ăn sinh nhật khi cụ ông còn sống, lễ sinh nhật cũng giảm tiết