Phong Tuc Tap Quan Viet Nam
Quần trắng thường được đem là phẳng gọi là quần ống sớ, vì hai ống quần đều
thẳng và giống như hai chiếc ống đựng sớ.
Quần dài có ba phần: Cạp, ống và gấu.
Cạp quần là phần trên cùng, chỗ để thắt lưng. Giản tiện hơn, cạp quần được may
khép để luồn giải rút. Ngày xưa, không may cạp dải rút, cạp thường rộng đến 10 phân.
Ống quần ăn suốt hai ống chân cho đến gót, và được viền bằng gấu quần. Những
người đại tang mặc quần sổ gấu.
Quần dài cũng như quần đùi may theo lối Việt nam không có túi.
Ngoài hai chiếc quần đùi và quần dài nói trên, những người sống theo Âu-Mỹ, thay
vì mặc chiếc quần đùi, họ chỉ mặc chiếc sì-líp, một loại quần may khít vào người đủ
che hai mông đằng sau và chỗ hiểm đằng trước. Thường sì-líp chỉ dùng để mặc khi
tắm.
Cũng có người, đôi khi thay vì mặc chiếc quần ngoài, họ quấn quanh người một
tấm vải sặc sỡ theo kiểu người Lào và người Miên, tấm vải quấn như vậy được gọi là
cái sà-roong.
Về quần đàn ông, chẳng qua chỉ mấy thứ kể trên, tùy theo người ở tỉnh hay ở quê.
Về phần đàn bà hơi có khác.
Đàn bà ở tỉnh thường mặc ở ngoài quần dài hai ống hơi rộng, thường may bằng các
thứ vải màu trắng hoặc đen. Quần cũng có cạp, gấu và ống như quần đàn ông, nhưng ở
gấu quần họ thường viền thêm đăng ten, cho đẹp. Quần thường may vải trơn, ít dùng
đến vải hoa, mà cho có dùng đến thì hoa vải cũng đồng màu.
Bên trong chiếc quần dài này, họ cũng mặc quần đùi hoặc sì-líp.
Nhiều phụ nữ ăn mặc theo lối Tây phương mặc váy đầm các kiểu, hoặc mặc một lối
quần ống chẽn.
Quần mặc để làm lụng hay ăn chơi cũng một kiểu, duy quần làm lụng thì bằng vải
rẻ và bền, không diêm dúa như quần mặc đi chơi.
Phụ nữ miền Nam cũng hay mặc bộ bà ba, trong trường hợp này chiếc quần tức là
chiếc quần bà ba.
Quần của phụ nữ đồng quê hoặc lao động cũng không khác chi quần của chị em
thành thị, nếu có khác chỉ ở chỗ vải tốt hoặc xấu.
Miền Bắc, ngoài chiếc quần, trước đây đàn bà toàn mặc váy, nghĩa là chiếc “quần
một ống”. Giờ đâu, người ta khi mặc váy khi mặc quần, riêng những phụ nữ thành thị
chỉ mặc quần mà không mặc váy nữa.
Các bà nhà quê giàu có thường mặc váy sồi, váy the, váy lĩnh....
Váy cũng như quần không có túi.
Chiếc váy bị cho là thô bỉ, nên dưới thời Minh Mạng đã có lần nhà Vua bắt dân
gian không được mặc váy, mà phải mặc quần. Lệnh này đã gặp phản ứng mạnh mẽ
của dân chúng và cũng rất ít ngưòi tuân theo. Hồi đó có câu ca dao:
"Tháng tám có chiếu vua ra
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng
Không đi thì chợ không đông
Đi thì phải mặc quần chồng sao đang!”
Tuy nhiên với lệnh này, người miền Bắc bắt đầu mặc quần, nhưng không bỏ váy.
Xét cho cùng, váy đâu phải là một y phục thô bỉ. Phụ nữ Tây phương, họ cũng mặc
váy thì sao, mà váy của họ không những cũng may theo lối một ống mà lại ngắn cũn
cỡn hơn váy Việt Nam, vậy mà sao ta lại đi bắt chước!
Đã nói đến quần, tưởng không thể bỏ qua chiếc khố.
Ngày xưa, khố thay cho quần.Dân Việt Nam ta vốn nghèo, nhiều người nhà quê,