PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 41




Toan Ánh 41


Áo dài của các bà các cô ở tỉnh thường may cài khuy, không có vạt con bên tay

phải. Kiểu áo thường luôn luôn thay đổi, giống như y phục Âu –Tây. Các bà các cô
mặc áo có cổ, không có cổ hoặc hở cổ. Cũng có bà, ít tho mới, khi mặc áo dài cũng
mặc áo cánh bên trong, nhưng các bà các cô thật tân thời ngày nay, khi mặc áo dài
không có áo cánh. Bên trong chỉ đeo chiếc nịt vú hoặc đôi vú giả. Nhiều bà nhiều cô
dùng áo vải mỏng hằn rõ cả da thịt.

Ở nhà quê, ngoài áo dài áo ngắn, về mùa rét thường mặc chiếc áo bông ngắn, có tay

và khuy cài ở giữa. Từ ngày tiếp xúc với Tây phương, các bà các cô cũng mặc thêm áo
gi-lê, áo len, áo nịt để chống rét.

Ở tỉnh thay vì chiếc áo bông, các bà mặc áo vét ở ngoài, áo len choàng hoặc những

kiểu Âu-Mỹ khác.

Những áo trên chỉ là những áo mặc lúc ở nhà hoặc lúc ra ngoài đường. Khi trời

mưa, có loại riêng.

Áo tơi là loại áo mưa của ta thuở trước. Áo tơi làm bằng lá, khoác vào vừa đỡ được

mưa lại vừa chắn được gió.

Loại áo mưa ngày nay bằng ni-lon, vải sơn, vải không thấm nước để thay cho chiếc

áo tơi của ta thời trước.

Quần
Trước hết xin nói tới quần đàn ông, của những người ăn mặc theo lối Âu-Tây.

Những người này, bên trong họ mặc chiếc quần lót gọi là quần đùi.

Quần đùi thường may bằng vải mỏng để mặc bên trong và thường hai ống chỉ ngắn

đến ngang đùi. Quần đùi được giữ đeo lên bằng chiếc dải rút. Nay dùng thun.

Bên ngoài chiếc quần đùi là chiếc quần dài.
Quần dài có hai ống, dài tới gót chân, thường may bằng len, vải, các hàng nội,

ngoại hoá, trắnt hoặc màu, thường là những màu xanh, đen, xám, màu tro, quần da
cam hoặc những màu sặc sỡ. Thường quần may bằng vải màu, hoặc có lấm chấm pha
màu khác, chứ không may bằng vải sặc sỡ nhiều màu. Quần thường cùng màu với áo
vết-tông.

Quần dài may có hai túi hai bên, có một hoặc hai túi đằng sau, tùy từng người.
Quần được giữ vào người bằng thắt lưng.
Ở miền Bắc, về mùa lạnh, quần len được thông dụng, quần vải dùng về mùa hè.
Ăn mặc theo lối Âu Tây, thường chỉ có hai loại quần: Quần đùi và quần ngoài.
Giờ đây, chúng ta nói về quần của những người ăn mặc theo lối bản xứ, quần trong

những bộ y phục hoàn toàn Việt Nam.

Quần may theo kiểu Việt Nam cũng có quần lót trong và quần ngoài.
Quần lót trong cũng là chiếc quần đùi của bộ y phục Âu-Tây, và nên nói thêm là

người Việt Nam chỉ mới mặc quần đùi từ khi ăn mặc theo kiểu người phương Tây.

Xưa, chiếc quần ngoài may rộng, cũng có hai ống và ở giữa có đũng. Đế tránh sự

rách đũng, người ta may quần theo kiểu có “chân què” đỡ tốn vải. Chân què là một
miếng vải chéo từ cạp quần, tới gấu quần suốt qua ống.

Quần Việt Nam thường chỉ có ba màu: Nâu, đen và trắng.
Quần nâu và quần đen mặc để làm lụng, người miền Bắc mặc quần nâu, người

miền Nam mặc quần màu đen. Quần trắng mặc lúc đi ra ngoài cùng với áo dài.

Những bộ quần áo bà ba của thị dân miền Nam, mặc lúc ở nhà có khi màu trắng, thì

quần lẽ tất nhiên cũng màu trắng như áo. Ngày nay, bộ quần áo bà ba ở tỉnh được may
bằng các vải màu khác, nhưng ở nhà quê, màu đen vẫn là màu thông dụng.

Những người giàu có sang trọng thường mặc quần lụa mỡ gà, hoặc lụa trắng để

mặc với áo dài the đen, hoặc áo dài lụa trắng, nó biểu hiệu sự sung túc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.