PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 43




Toan Ánh 43

nhất là ở miền Bắc, tuy có quần áo nhưng chỉ mặc lúc đi chơi hoặc khi mùa lạnh, còn
làm lụng, nhất là những người làm nghề đánh dậm, đánh cá.... thường chỉ cởi trần và
đóng một chiếc khố, để đủ che chỗ hiểm. Khố là một mảnh vải dài quấn vào người,
vòng ngang thắt lưng và luồn xuống dưới để che kín hậu môn và chỗ hiểm.

Khi đóng khố, người ta phải để thõng một chiếc đầu khố ở phía trước, còn một đầu

thì cài vào khố để giữ cho khố khỏi tuột. Người ta hay dùng chiếc thắt lưng để đóng
khố

Thắt lưng
Qưần được giữ vào thân thể con người bởi thắt lưng hoặc dải rút.
Dải rút là chiếc dây nhỏ luồn qua cạp quần, dùng thắt vào người để giữ quần khỏi

tụt. Dải rút thường bằng sợi tết thành hoặc bằng một miếng vải khâu giữ mép lại.
Ngày nay, người ta còn dùng dây thun (cao su) để giữ quần thay dải rút, nhất là dung
cho các trẻ em. Xưa, quần trẻ em không có dải rút, phải dùng vải đeo: hai chiếc dải
đính vào hai mép quần luồn qua trước ngực đưa lên sau gáy thắt lại.

Dải thường chỉ dùng cho quần trong, còn quần ngoài thì phải dùng đến thắt lưng.
Đối với chiếc quần may theo lối Âu phục, ở cạp quần có đính vào những “con bọ”,

người ta đã thắt lưng da, một miếng da hẹp bề ngang, luồn qua “các con bọ” để giữ lấy
quần, siết vào người nhờ chiếc khoá thường ở trước bụng. Khoá bằng kim loại có khi
là hai chiếc móc ở hai đầu thắt lưng móc lại với nhau.

Gọi là thắt lưng da, nhưng nhiều khi không phải làm bằng da, mà là một miếng vải

dầy, một miếng cao su hoặc chất hoá học khác có thể co giãn theo cỡ to lớn của từng
người.

Nhiều quần Âu phục may kiểu mới, được tự siết chặt bằng những con bọ có cúc

hoặc có khoá, khi mặc không dùng đến thắt lưng, nhất là lối quần áo của thanh niên ăn
chơi.

Ngày xưa các cụ mặc nam phục cũng dùng thắt lưng da từ khi tiếp xúc với người

Pháp, nhưng đấy chỉ là chiếc thắt lưng to bản, gấp ba bốn chiếc thắt lưng da ngày nay,
dùng để giữ chiếc quần Việt Nam của các cụ, và chỉ riêng các cụ ông dùng tới thôi.

Thắt lưng da ngày nay không phải chỉ riêng có đàn ông dùng, mà các bà các cô ăn

bận Âu phục cũng đôi khi dùng tới, làm thứ trang sức hơn là để giữ cho quần siết vào
người.

Quần dài ta, xưa cũng như nay, có dải rút để thắt vào người, nhưng xưa còn có loại

quần may cạp lớn không có dải rút phải dùng thắt lưng, riêng cho đàn ông.

Với chiếc quần này, các cụ cũng dùng thắt lưng da như trên đã nói, nhưng thực ra ít

cụ ưa dùng, các cụ dùng chiếc thắt lưng vải cổ truyền.

Thắt lưng vải, như trên đã nói, là một chiếc thắt lưng bằng vải. Thắt lưng vải dùng

cả hoặc nửa khổ vải của ta xưa, mỗi khổ vải từ 0

th

35 đến 0

th

40, và dài vào khoảng hai

thước.

Thắt lưng đàn ông giản dị lắm, chỉ một miếng vải như vậy, có viền hai đầu để khỏi

tuột sợi, không diêm dúa và cũng không cầu kỳ gì. Thường là thắt lưng trắng hoặc
nâu. Các bậc phong lưu dùng thắt lưng lụa hoặc thắt lưng nhiễu thường nhuộm màu
điều. Thắt lưng nhiễu điều là loại thắt lưng sang trọng thời xưa.

Thắt chiếc thắt lưng vải này, người ta quấn chiếc thắt lưng qua người, ở chỗ bụng

trên háng và thắt chặt ở đằng trước. Thường để cho đẹp và để dễ cởi, thắt lưng đưọc
thắt múi.

Các chàng trai quê, có chiếc thắt lưng đẹp, nhiều khi làm như vô ý quên mặc áo

dài. Cứ kể một chàng trai mười tám, đôi mươi, áo cánh trắng, quần ống sớ, đầu đội
khăn lượt, chân đi đôi giầy Gia Định mà thắt chiếc thắt lưng điều trong cũng nổi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.