Phong Tuc Tap Quan Viet Nam
May yếm, các bà các cô thường dùng một vuông vải cắt chéo góc, góc trên làm cổ,
hai góc hai bên được đính dải vào để thắt vạt ra sau lưng, rồi lại quấn trở lại đằng
trước, còn góc thứ tư dùng để bụng dưới, được gài vào trong thắt lưng.
Yếm có yếm cổ xây và yếm cổ xẻ.
Yếm cổ xây, còn gọi là yếu cổ viền, cắt tròn theo hình cổ và viền chung quanh cổ.
Yếm cổ xẻ là yếm mé trên của vuông vải được cắt làm đôi và được khâu viền lại để
khỏi tuột sợi. Yếm này còn gọi là yếm cổ thìa vì khi mặc yếm, thắt hai cái dải ra đằng
sau cổ, cổ yếm trông như hình cái thià.
Các bà thường mặc yếm màu nâu, hoặc đôi khi mặc yếm trắng. Các cô chỉ dùng
yếm trắng hoặc yếm màu hoa đào.
Ở miền Nam., phụ nữ không dùng yếm, mặc áo nịt lót sát thịt ở ngoài mặc áo bà ba
hoặc áo dài.
Các phụ nữ thành thị, miền Bắc cũng như miền Trung, Nam ngày nay đều không
dùng yếm. Các bà các cô dùng y phục lót mình của Tây phương, đó là chiếc coóc-xê,
đôi nịt vú và vú giả.
Các bà các cô ngày xưa sợ vú to, nhất là vú thòng dưa gang, nên phải mặc yếm để
giữ lấy vú; ngày nay ngực càng to càng được coi là đẹp, những người ngực nhỏ
thường độn vú giả cho thật to.
Đàn bà nhà quê miền Bắc, cũng như đàn bà Bắc di cư, ăn bận theo lối cổ truyền
vẫn dùng yếm.
Ăn mặc theo lối mới vì không dùng yếm nên chiếc áo cánh cũng không may theo
lối cổ thìa, mà may theo lối đóng cúc, hoặc may theo những kiểu Âu-Mỹ, cổ có thắt
nút, hoặc cũng để hở cổ để khoe cô và bộ ngực đẹp.
Đàn bà cũng mặc áo dài. Áo dài của người tỉnh khác áo dài của người vùng quê.
Áo dài mặc ở ngoài áo cách và chỉ mặc những khi có việc giao dịch hoặc đi lễ bái.
Chiếc áo dài đàn bà thường cũng mặc tới quá đầu gối, có khi đã xuống gần tới gót
chân với những kiểu áo mới.
Người đàn bà nhà quê mặc áo nâu sồng, chỉ những người giàu có mới mặc the lụa.
Áo dài phụ nữ đồng quê có áo tứ thân và áo năm thân.
Áo tứ thân có một vạt đằng sau che hết cả lưng và hai vạt đằng trước ở h ai bên,
một vạt bằng nửa vạt đằng sau.
Ngày xưa, khi dùng vải ta, khổ nhỏ, phải dùng bốn thân vải để may chiếc áo này
nên gọi là áo “tứ thân”. Hai thân đằng sau nối nhau ở giữa sống lưng gọi là sống áo,
hai mép nối nhau để về phía trong.
Những người có đại tang, tang chồng và tang cha mẹ, mặc áo trái sống, nghĩa là
chỗ hai thân vải tiếp nhau, mép vải ra phía ngoài.
Hai thân áo đằng trước thành hai chiếc vạt áo, khi mặc được thắt lên, hai tà áo
thòng xuống ở giữa. Mặc áo tứ thân không cài khuy được.
Áo có cổ và gấu áo viền lên. Những người đại tang để áo xổ gấu.
Áo năn thân cũng may như áo tứ thân, duy có điều khác là đằng trước vạt áo bên
trái cũng may bằng hai thân vải như vạt đằng sau, còn vạt bên phải chỉ may bằng một
thân vải. Hơn nữa, áo tứ thân không có khuy, còn áo năm thân có khuy như áo đàn
ông. Lúc mặc có thể mặc cài khuy hoặc thắt vạt áo như áo tứ thân.
Các bà các cô vùng quê ưa những màu u nhã, thường chỉ kén màu nâu và màu đen,
hoặc những màu gần với màu nâu như màu hạt dẻ, màu gỗ gụ. Có đại tang, các bà các
cô mặc màu chàm, màu tím sim và màu đen lầm.
Áo dài của phụ nữ mặc đơn hoặc mặc kép như áo đàn ông. Và cũng có áo lót, áo
bông.