PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 38




Phong Tuc Tap Quan Viet Nam


Quai nón gủ thường chỉ là miếng vải buộc hai đầu vào hai bên mép nón, vào một

chiếc khung nón. Có khi quai chỉ là một chiếc lạt. Nón gủ rất thông dụng. Tuy là loại
nón phụ nữ làm ăn, nhưng đôi khi đàn ông cũng dùng vì nó rộng bề mặt hơn nón chóp,
che mưa che nắng được nhiều.

Nón gủ cũng khuôn bằng tre và lợp bằng lá cọ, khâu bằng những sợi dây móc.
Ngoài các nón kể trên còn nhiều loại nón khác: Nón tu lờ của đồng bào Thượng du

miền Bắc, giống như nón của người Tàu, nón vải của các trẻ em, nón lông, nón sơn là
những nón của đàn ông hình như nón chóp.

Những người có tang còn đội nón cạp, gọi là nón “đại xuân lôi”, sọ to. Ngày nay

người ta khâu vào vành nón một miếng vải đen.


Mũ cũng là loại nón, đội để che mưa tránh nắng. Những kiểu mũ của người phương

Tây nhập cảng vào thường có thân mũ, vành mũ. Đôi khi trên mũ lại có chỏm mũ. Mũ
làm bằng cây nút, nút chai lợp vải, hoặc có thể mũ làm bằng len, bằng vải. Lại cũng có
mũ đan bằng tre chẻ mỏng.

Các trẻ và người già có mũ bằng vải.
Trẻ nhỏ dưới bốn năm tháng người ta đội cho nó chiếc mũ thóp. Đây chỉ là một

miếng vải có thêu hoa hoặc khăn chỉ màu, đôi che chiếc thóp của trẻ em. Các trẻ em
lớn hơn, có những loại mũ vải đội kín cả đầu.

Mũ vài của các cụ già gọi là mũ nỉ. Đây là thứ mũ đội kín đầu, lại có thêm hai

miếng vải thòng xuống để che kín hai tai.

Đối với những người có tang, họ cũng đội loại mũ thường, nhưng quấn một băng

tang chung quanh mũ. Giản tiện hơn, nhiều người chỉ cài vào mũ một miếng vải đen
nhỏ bằng ba ngón tay về phía sau tai.

Ô và dù
Phong hóa đổi mới, trang phục cũng thay đổi theo. Do đó ở những nơi thành thị,

người ta dùng ô và dù thay cho nón và mũ. Ô của đàn ông và dù của đàn bà, tuy nhiên
nhiều trường hợp ô và mũ cũng được dùng song song. Đó là các em học sinh đội mũ,
nhưng mũ không đủ che mưa nắng, các em dùng thêm ô, nhất là để che mưa.

*

* *

Khăn, mũ, ô, dù là những y phục dùng ở trên đầu. Từ cô trở xuống, là phần áo

quần.

Có áo quần dùng về mùa nực, có áo quần dùng về mùa rét.
Áo
Áo có áo dài và áo ngắn, áo trong và áo ngoài.
Áo trong là loại áo lót mình, ngày nay là chiếc áo may-ô dùng cho đàn ông. Ngoài

chiếc may-ô là chiếc áo sơ mi, một kiểu áo mới nhập cảng từ thời Pháp thuộc, chính
cũng chỉ là áo mặc trong, nhưng thường ngày người ta dùng làm áo ngoài. Ngoài chiếc
sơ mi còn chiếc áo ngoài, gọi là áo vết-tông.

Cổ áo sơ mi, thường có đeo theo một cái nút qua chiếc nơ hoặc cà vạt.
Từ áo lót mình đến áo vết-tông, tất cả đều dùng cho người ăn mặc theo kiểu Tây

Phương.

Áo cổ truyền của đàn ông là chiếc áo ngắn hoặc áo cánh ngoài Bắc gọi là áo khách,

trong Nam gọi là áo bà ba. Áo khách bó lấy người hơn áo bà ba. Cả hai áo đều may
theo một kiểu, ở giữa có hàng cúc năm chiếc ngày xưa là cúc đồng tròn, ngày nay là
cúc nhữa, hoặc cúc trai bẹt. Áo có khi xẻ ở quãng dưới hai bên nách chỗ trên gấu một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.