Toan Ánh 37
Về miền Bắc, mùa lạnh các bà các cô thường chít khăn mỏ quạ, nhất là các chị em
làm việc ở ngoài đồng và các chị em phải đi chợ từ sáng sớm dưới bầu trời rét buốt.
Khăn đồng tiền cũng chít thành chiếc mỏ ở đằng trước, nhưng hai đầu khăn, thay vì
buộc chéo nhau dưới cằm lại buộc ra đằng sau đầu, chỗ trên gáy. Khăn chít như vậy,
làm hằn chiếc khăn vấn đầu bên trong tròn như đồng tiền.
Khăn vuông dùng màu đen hoặc màu nâu, trừ những khăn vuông len đôi khi mới có
màu khác.
Người có tang cũng dùng khăn màu nâu hay màu đen, không bắt buộc phải dùng
màu trắng. Tang được thể hiện qua chiếc vấn đầu trắng. Tuy vậy thỉnh thoảng vẫn có
người dùng khăn trắng trong lúc có tang.
Có nhiều người búi tóc, miền Trung và miền Nam nhiều hơn, không dùng vấn đầu
nhưng vẫn dùng khăn vuông phủ ngoài.
Các phụ nữ miền Nam, nhất là những chị em lao động và buôn thúng bán bưng,
thường quấn trên đầu chiếc khăn lông để che nắng. Chiếc khăn này giống chiếc khăn
lông đàn ông vẫn dùng.
Nón
Tuy trên đầu có đội khăn, ra nắng ra mưa, người Việt nam dùng nón để đội đầu. Có
nhiều kiểu nón: Nón chóp, nón thúng, nón ba tầm, nón gủ.
Nón chóp là thứ nón hình chóp nhọn đầu. Nón chóp thường khung tre lớp lá gồi.
Nón chóp trước kia chỉ dùng riêng cho đàn ông, nhưng giờ đây, cả nam nữ đều dùng
loại nón này. Muốn đội nón, phải buộc chiếc quai, giữ ngang cằm cho nón khỏi bay.
Những người sang trọng làm chóp nón bằng dứa, gọi là nón chóp dứa. Trên đỉnh
chóp, nhiều khi có lắp một chóp nhọn bằng bạc, chỉ có những hàng quan lại tổng lý
xưa mới dùng loại nón này.
Ở Huế, có loại nón chóp bài thơ; nhìn nón soi lên mặt trời ta thấy hiện lên mấy câu
thơ, những câu thơ này được xếp vào giữa hai lượt lá.
Nón thúng là nón đàn bà rất rộng mặt, chung quanh vành và giữa có khuôn.
Thân nón hình tròn, đường k1nh có khi đến tám mươi phân ngày nay.
Vành nón ở chung quanh thân nón và gập thẳng thước thợ với thân nón. Vành nón
thường đo được từ năm tới mười phân ngày nay.
Khuôn nón là cái khuôn để đội trên đầu thường được đan bằng tre, đặt ở giữa thân
nón, hình tròn lòng sâu vào khoảng từ ba đến năm phân ngày nay, đường kính độ
mười lăm phân.
Khuôn nón được gài chặt vào nón. Ta có thể tưởng tượng khuôn nón như một cái
hộp tròn, đáy gài vào thân nón và không có nắp.
Nón thúng cũng khuôn bằng tre và lợp lá. Lá được khâu vào khuôn cũng như nón
chóp bằng những sợi dây móc rất dai. Ngày nay người ta dùng các loại chỉ.
Loại nón này chỉ thịnh hành ở miền Bắc từ Nghệ An trở ra.
Nón ba tầm cũng là một thứ nón thúng nhưng mảnh de hơn.
Nón thúng và nón ba tầm đều phải dùng quai để đội. Quai buộc vào hai bên vành
nón, lúc đội quai giữ vào cằm để nón khỏi bay.
Người sang trọng dùng nón quai thao, tức là loại quai tết bằng tơ, ở hai chỗ buộc
vào vành nón có rũ xuống hai chiếc “thao”.
Nón thúng quai thao là loại nón sang trọng của các bà các cô thời trước.
Nón gủ là loại nón bình dân, đàn bà nhà quê thường đội trong lúc làm ăn. Nón gủ
thân nón rộng bần bằng nón thúng khum khum lòng chảo ở giữa, còn gọi là nón lòng
chảo, không có chóp cũng không có vành. Nón gủ cũng có khuôn ở giữa nón như nón
thúng và lúc đội cũng cần có quai giữ vào cằm.