PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 35




Toan Ánh 35


Màu trắng chỉ được mặc khi đi chơi. Các cụ già đôi khi mặc quần đỏ. Ở miền

Trung, các cụ già cũng mặc cả quần xanh.

Ngoài ra trẻ con mới được dùng các màu lòe loẹt.
Màu vàng là màu danh riêng cho nhà Vua.
Thời thế thay đổi, giờ đây ai muốn mặc màu nào cũng được tuy nhiên chỉ dân thành

thị, nhất là các bà các cô mới dùng áo màu, còn dân quê thường vẫn chỉ dùng qưần áo
vải màu đậm hơn tùy theo địa phương.

Đặc biệt về quần, các bà các cô cũng chỉ mặc quần đen và quần trắng khi ra ngoài.

Ở trong nhà, những bộ quần áo ngủ, thường có nhiều màu sắc sỡ như quần áo trẻ con.

Nhiều người ăn mặc theo lối Âu Mỹ thì quần áo có đủ các màu, nhưng đây cũng

chỉ là những số ít người ở thành thị, cá biệt có những bộ quần áo các kiểu lố lăng.

Quần áo

Quần áo ta mặc, trước đây thường theo kiểu của người Trung Hoa, nhưng bộ quần

áo của Trung Hoa khi truyền sang ta, đã bị “Việt Nam hoá” cho hợp với thủy thổ, sinh
hoạt và tính chất của dân ta.

Người Tàu mặc áo cài về bên phải. Quần áo ta ngày nay cũng cài về bên phải. Như

vậy, có lẽ trước đây quần áo dân Việt Nam cài về bên trái, nhưng trải qua thời Bắc
thuộc, chịu ảnh hưởng của người Trung Hoa, cúc áo của dân ta đã chuyển chỗ từ bên
trái sang bên phải?

Theo “Vũ Trung tùy bút” của Phạm Thái, đời xưa học trò và người thường mặc áo

xanh lam, khi có công việc thường mặc áo đen, lúc làm lụng mặc áo màu sừng; màu
trắng ít được dùng.

Màu sừng sau này bị thay bằng màu nâm và màu đen.
Một bộ quần áo ta bồm có áo ngoài, áo trong, và quần. Ngoài ra còn có thêm nhiều

thứ phụ với quần áo như thắt lưng, dải yếm v.v... Quần áo đàn bà khác với quần áo
đàn ông, quần áo làm lụng khác với quần áo chơi bời.

Một bộ y phục đầy đủ không phải chỉ riêng có quần áo mà còn có những thứ dùng

để đội trên đầu và đi dưới chân: Nón, khăn, mũ, giầy, tất, v.v....

Nói về may mặc, phải nói về tất cả mọi thứ cùng chung họp lại thành bộ y phục

Việt Nam từ đầu tới chân, kể cả những thứ phụ ngoài.

Xin kể bắt đầu từ đầu, và qua mỗi thứ. Xin nói cả những đồ dùng của đàn ông và

của đàn bà.

Khăn
Trên đầu người Việt Nam thường trước đây có đội khăn, đàn ông cũng như đàn bà,

tuy hai loại khăn khác nhau.

Đàn ông dùng khăn lượt đen, khăn nhiễu Tan Giang chít trên đầu, lúc chít khéo léo

để ở chỗ trán hai nếp khăn đầu tiên xếp thành chữ “nhân”, hoặc một nếp đầu tiên xếp
thành chữ “nhất”. Người miền Bắc đội khăn chữ “nhân”, người miền Trung và miền
Nam đội khăn chữ “nhất”.

Lượt và nhiễu là hai thứ vải được dùng làm khăn nhiều, nhưng người ta cũng dùng

khăn xuyến, khăn đoạn, và những năm gần đây người ta còn dùng nhiễu cát để làm
khăn.

Mỗi chiếc khăn dài độ mưòi vuông, vào khoảng từ thước rưỡi đến hai thước ngày

nay. Khổ khăn được gập thành tư, và lúc chít ngoài việc lựa đặt chữ “nhân” hay chữ
“nhất” ở đằng trước trán, những nếp sau phải quấn sao cho đều lần lượt nếp nọ để lên
nếp kia và các mép hơi chênh chếch nhau. Lại phải lựa làm sao, để sau nếp sau cùng,
đầu khăn cài về phía sau.

Việc chít khăn, tuy vậy cũng phải khéo léo và khó khăn, những nếp khăn mới được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.