PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 33




Toan Ánh 33


Những món ăn Việt Nam của ta cũng như những đồ uống cổ truyền, dù có sự tiếp

xúc với người ngoại quốc, nhưng luôn luôn vẫn giữ được các đặc tính Việt Nam. Các
đặc tính này từ Bắc chí Nam không khác nhau bao nhiêu. Ngoài Bắc xứ lạnh thường
ăn nhiều mỡ để tạo hơi nóng, ở Trung và ở Nam dùng nhiều ớt hơn.

Phải nói rằng, dân tộc chúng ta là một dân tộc thống nhất từ việc ăn uống trở đi.

May Mặc

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc chuộng điều thiết thực, nhất là trong các vấn đề,

ăn uống, may mặc

Qua các điều trình bày về ăn uống, hẳn bạn đọc phải thấy chúng ta ăn lấy chắc, tuy

cũng là một lớp người, hoặc có một đôi trường hợp chúng ta tìm kiếm cái thích thú
qua sự cầu kỳ trong ẩm thực, nhưng đấy không phải là thông thường.

Đã ăn lấy chắc, chúng ta lại lo mặc lấy bền. Các cụ thường nói:
"Cơm ba bát, áo ba manh,
Đói không kinh, rét không sợ"
Hình thể nước chúng ta dài mà hẹp, phải chịu đựng nhiều thứ khí hậu khác nhau,

cái tinh thần thiết thực đã giúp chúng ta có những loại quần áo phù hợp với mọi điạ
phương trong nước cũng như mọi sự thay đổi của thời tiết.

Đông the, hè đụp" đó là câu khuyên răn và chỉ dẫn cho ta trong vấn đề y phục.
Nhiều người ngoại quốc rất lưu ý tới những bộ quần áo của ta, họ cũng nhận thấy

ta nhũn nhặn trong màu sắc, giản dị trong may mặc.

"Trong cách ăn mặc của người Việt Nam chúng ta đều nhìn thấy vẻ thiết thực khá

đặc biệt ấy. Người Việt xét trên đa số, không có thói quen làm dáng bằng màu sắc sặc
sỡ như các thổ dân bộ lạc và cũng không cần khoác lấy áo quần kiểu cách nặng nề của
những lớp người tự nhận văn minh. Nói về ăn mặc, người Việt là một dân tộc ít ưa
màu sắc, ngoại trừ một số trường hợp đối với trẻ con. Hầu như họ cảm thấy rõ được
cái nhu cầu ăn mặc sao cho thích ứng với những điều kiện sinh hoạt khó khăn và cũng
nhìn thấy được cái tính cách trang nghiêm, mực thước của giá trị mình trong cách ăn
mặc"(1)

Sự thật, ăn mặc, dân ta phải dùng màu sắc cho thuận tiện với cuộc sinh hoạt, nhất là

trong công việc hàng ngày. Ngoài miền Bắc, người ta thường dùng màu nâu, màu của
đất; trong miền Nam, thường dùng màu đen, màu của bùn. Hai màu này luôn giữ được
vẻ sạch sẽ khi đụng chạm với bùn lầy, đất cát, và việc giặt giũ cũng dễ dàng, mà lại
nói lên được sự nhũn nhặn tâm hồn của dân mình. Còn về các kiểu quần áo phải nhận
là chúng ta không cầu kỳ, tuy chúng ta cũng phân biệt những loại quần áo mặc để làm
việc với những loại quần áo mặc trong cuộc giao tế xã hội.

Hơn nữa, cũng tùy địa vị xã hội của mọi người, màu sắc và kiểu quần áo được thay

đổi. Sự thay đổi này không phải là một sự phân chia giai cấp, mà chính chúng ta chấp
nhận sự thay đổi để bảo tồn trật tự xã hội, để giữ vững uy tín của những người có uy
tín, cũng như trong quân đội của bất cứ nước nào, cái phù hiệu giữ điạ vị và uy tín cho
các cấp chỉ huy.

Có người chê y phục của ta, với sự phân biệt tùy theo điạ vị xã hội là phong kiến,

đó chẳng qua vì họ hiểu lầm cái tinh thần dân tộc của ta và vì quá thiên lệch, họ đã
không nhìn thấy cái trật tự nó thể hiện trong xã hội ta.

Dân ta tôn trong các cấp lãnh đạo để cùng duy trì nếp sống bình yên thuần thục của

đất nước. Đối với những kẻ thị của ăn mặc lòe loẹt, hoặc cậy có địa vị đã lạm dụng địa
vị của quần áo, không làm gì lợi được cho dân lại gây sự phiền hà, ta đã có câu ca dao:

"Hơn nhau tấm áo tấm quần.
Thả ra mình trần ai cũng như ai!"

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.