PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 31




Toan Ánh 31

lấy cả hương sen lẫn hương chè, rồi đặt lên sấy trong một lò than âm ỉ.

Sấy chừng ba tiếng đồng hồ thì bỏ ra. Cánh chè đã khô, hương sen đã đượm một

phần cánh chè.

Lại mua một lớp sen thứ hai để ướp lần thứ hai và lại sấy như lần thứ nhất. Sau hai

lần ướp chè đã đượm khá đủ hương sen, nhưng những gia đình phong lưu thường ướp
chè đến bốn năm lần để hương sen càng luyện vào cánh chè, và càng ướp nhiều thì chè
càng thơm.

Lần ướp cuối cùng, việc sấy được kỹ lưỡng hơn cho cánh chè thật khô kiệt.
Chè sen đã sấy xong rồi được cất vào hũ hoặc hộp kín để hương thơm của sen cũng

như của chè khỏi bay đi.

Lúc mua sen, phải chú ý, mua sen chứ không mua quỳ. Quỳ cũng giống như sen

nhưng nhụy không đượm hương thơm như sen. Sen bên trong thường có lá nhỏ còn
qùy lớp lá nhỏ hầu như không có.

Chè sen ướp thì công phu cầu kỳ như vậy, nhưng đến khi uống thì lại rất giản dị,

không lôi thôi như khi uống chè Tàu.

Chè sen pha vào ấm nào cũng được, pha nhiều hay pha ít tùy theo ấm to, ấm nhỏ,

không kén chọn ấm chuyên và chén uống trà cũng vậy, có chén để uống là được rồi.

Chè sen uống vào lúc nào cũng được, và bất cứ ngồi vào chỗ nào, trong nhà ngoài

sân ta đều có thể thưởng thức được ấm chè sen và số nhiều ít cũng không sao. Nếu
uống chè Tàu chỉ "độc ẩm" mới ngon. Trái lại chè sen vẫn giữ được nguyên vị và vẫn
thơm ngon, dù ẩm khách là bao nhiêu người, nhiều cũng không sao. Hơn nữa, uống
chè sen với bất cứ hạng khách nào cũng đều thích hợp.

Có khách tới nhà, muốn mời ấm chè sen, chủ nhân chỉ việc tráng ấm, bỏ chè rồi rót

nước sôi vào, ủ trong ấm giỏ bốn năm phút. Chè rót ra chén hương thơm ngào ngạt và
khi uống vào chủ khách đều cảm thấy một hương vị nhẹ nhàng dìu dịu từ chén chè bốc
lên, từ trong cổ họng đưa ra và từ hơi khói ngào ngạt trong ấm nước.

Chè sen ngon và đặc biệt Việt Nam đã biểu hiện cái tinh thần hoà dịu của người

mình, nhưng trong cái hoà dịu cũng vẫn có cái gì bất khuất như hương trà muốn toả
lên vậy.

Thường ra uống chè sen không cầu kỳ, nhưng các cụ đồ cổ, các bậc lão nho và các

cụ già chủ nhân ông các ao sen cũng có một lối uống chè sen rất cầu kỳ, và ai không
phải là chủ nhân ông một ao sen thì không bao giờ có thể mà thưởng thức được, ngoại
trừ trường hợp được các chủ nhân ông các ao sen ưng thuận. Mà chè sen uống kiểu
này thì tuyệt ngon, có lẽ ngon hơn bất cứ thứ chè Tàu nào.

Mỗi buổi chiều, trước khi trời tối, khi mùa sen bắt đầu trổ hoa, chủ nhân ông ao sen

hoặc sai con cháu hoặc tự thân tìm lấy một hai bông sen sắp nở, vạch cánh hoa ra nhét
vào mỗi bông một dúm chè. Sáng hôm sau, dúm chè được lấy ra đem pha chè. Trải
qua một đêm nằm trong lòng hoa, Những cánh chè đã được ướp trực tiếp hương sen
ngay trong lòng hoa. Những cánh chè đã đượm hương sen lại thấm cả hơi ẩm của hoa
trong ban đêm, uống rất thơm và đặm nước.

Chè ướp sen đã cầu kỳ, nhưng nước dùng để pha chè lại cầu kỳ hơn.
Mùa sen nở là từ mùa Hạ cho tới đầu Thu. Đêm đêm sương thường xuống đọng

trên các lá sen. Sáng ngày, muốn lấy nước để pha trà, các cụ cho con cháu đi hứng
những hạt sương đọng trên lá sen, đem đun sôi pha trà.

Ta hãy tưởng tượng trên mỗi lá sen chỉ đọng một giọt sương, phải qua bao nhiêu lá

sen mới hứng được đủ nước cho một ấm trà.

Các cụ nói, uống chè sen, với chè ướp trong hoa, với nước đọng trên lá sen, các cụ

đã hưởng được tất cả cái chất tinh túy của sen qua hương thơm cũng như qua sương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.