PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 29




Toan Ánh 29

thú uống chè khác nhau, tuy cũng lã trời lạnh, tuy cũng là ấm chè.

Phải hiểu uống chè là một nghệ thuật ta mới lấy làm lạ khi thấy có người cầu kỳ

gửi mua tận ngoại quốc mấy bao chè đầu xuân, hoặc đi tìm kiếm khắp các hiệu để mua
một bao chè Thiết Quan Âm chính cống. Phải cầu kỳ thế, lúc uống chén trà mới
nghiền nghẫm hết hương vị của chè.

*Uống chè Tàu (trà Tàu)
Qua nếp sống của ta, trong công việc giao thiệp chén nước chè dự phận rất nhiều,

nhất là chè sen và chè Tàu. Riêng về chè Tàu, việc uống chè đã được người Trung
Hoa nghiên cứu rất kỹ lưỡng từ xưa, và họ đã đặt ra những đồ ấm chén và lò siêu dành
riêng cho việc pha chè. Những bộ đồ ấu chén có về đời nhà Tống qua nhà Minh cho
đến đời Khang Hi nhà Thanh. Cách uống chè về đời Khang Hi càng cầu kỳ hơn và
thay vì hãm chè bằng chén to, chè đã được pha thành từng chén nhỏ. Ấm chén, siêu lò
được kén chọn kỹ lưỡng.

Chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc, ta có lối uống chè của Người Tàu, nó rất hợp

với người mình, nhất là ở miền Bắc về mùa lạnh. Các nhà quyền quý, các người giầu
có cũng kén chọn bộ đồ trà, và cũng hằng bỏ những món tiền lớn để mua cho được bộ
đồ trà vừa ý. Và chè họ cũng kén chè Long Tĩnh, chè Võ Di là những "danh trà"nổi
tiếng không những chỉ riêng ở nước Tàu, mà ở khắp Á Đông. Thâm chí có người chốc
giống chè chính son, chịu đặt tiền sẵn để mua cho bằng được, nhất là kém bằng được
chè đầu xuân. Có loại chè này trong nhà, gia chủ rất lấy làm hân hạnh và vũng là một
điều vinh dự.

Người sành uống chè biết phân biệt hương vị các thứ chè lại hiểu khí chất mỗi loại,

loại nào phải pha thế nào uống mới đậm nước nồng hương, loại nào cần uống thật đặc,
loại nào uống đặc vừa để hương thơm đủ bốc lên dìu dịu; lại cũng kén chọn đồ pha
chè cho hợp: Ấm pha thế nào thì tốt, chén uống thế nào thì ngon, cho đến lò than và
siêu nước cũng phải nấu thế nào cho mau. Đấy là tất cả những điều khó khăn của nghệ
thuật, người không nghiện và sành uống chè thì không sao hiểu được. Cần phải có
nghiên cứu và cần phải biết tinh tường.

Mời bạn đọc hãy theo dõi một bữa uống chè Tàu sáng sớm của một ông già vào

muà lạnh hồi xưa ở miền Bắc:

Trời chắc phải lạnh lắm. Sáng dậy, ông già không rời khỏi chiếc phản hay nếu giàu

có sang trọng thì chiếc sập. Ông ngồi chồm hổm trên chiếc sập, còn khoác trên người
chiếc chăn bông chỉ thò có cái mặt và hai tay ra ngoài.

Cả bộ đồ trà cũng được rinh lên chiếc sập từ lò than, siêu nước đến bộ ấm chén.
Chiếc hoả lò không to, siêu nước cũng bé lắm, chỉ pha độ ấm chè nhỏ là hết.
Nước pha chè phải kén nước mưa, nếu không cũng phải là nước giếng khơi, mới

không có lẫn chất vẫn khác đánh lạc mùi chè.

Chiếc ấm là một ấm chuyên nhỏ màu gan gà, chén uống nước là chén hạt mít.

Ngoài ra cũng có một chén tống lớn dùng để gạn chè. Chiếc khay đựng ấm chén cũng
không to bao nhiêu. Còn có thêm một chiếc bá để đựng chiếc ấm chuyên chè.

Tự tay ông già châm bếp đun nước bằng những thanh gỗ đóm giữ lửa thật đều để

nước sôi đúng độ và cũng sôi đều.

Nước bắt đầu reo, nghĩa là gần sôi, ông mở hộp chè. Hương thơm chè từ trong hợp

toả ra. Ông gia khìn khịt mũi ngửi một cách khoan khoái như cố hít lấy cái hương chè,
sợ để bay đi thì phí uổng. Ông nhúm một nhúm chè trong hộp. bỏ vào ấm chuyên.

Vừa lúc ấy nước cũng sôi đủ độ. Ông đổ nước sôi vào ấm chuyên, ông đổ mau, đổ

đầy cho nước tràn ra chiếc bát đựng ấm chuyên làm nóng cả bề ngoài chiếc ấm. Đây là
môt cách để giữ vị chè, và cũng để giữ cho ấm chè nóng đều. Ông đậy nắp ấm chuyên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.