PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 28




Phong Tuc Tap Quan Viet Nam


Người ta lại dùng chè mạn ướp với các thứ hoa: Hoa thủy tiên, hoa lài, hoa cúc, và

nhất là hoa sen, và được dùng làm quà biếu các bậc bề trên, hoặc dùng để biếu Tết.
Pha trà, trong những buổi cúng tế, thường ta dùng chè ướp hoa.

Người Việt Nam ta lại có tục, buổi trưa ngày Đoan Ngọ đi hái các thứ lá, bất cứ lá

gì, ngoại trừ các thứ lá độc, đem về phơi khô dùng đun nước uống. Người ta tin rằng
nước này uống rất tốt và trừ được nhiều bệnh tật.

Ta cũng uống nước nụ vối như chè hạt.Nước nụ vối được kể là ngon và lành hơn

chè hạt; các cụ cho chè hạt uống háo.

Có một thứ nước uống được coi là lành và bổ, lại thêm có vị thơm, rất được dùng là

nước gạo rang. Gạo sống được đem rang vàng lên, rồi pha với nước sôi, có khi đun
hẳn với nước lạnh cho đến sôi, dùng làm đồ uống về mùa nực rất mát.

Ngoài Bắc, trong những mùa nắng, nhiều nhà để giúp đỡ khách bộ hành qua đường

thường pha từng lu nước gạo rang để ở trước cửa nhà với đủ gáo, bát để ai đi qua khát
nước cứ việc uống. Cũng có nhà thay vì để nước gạo, họ lại để lu nước vối, hoặc nước
mưa.

Đây là một việc làm phúc đức, nên rất nhiều người theo. Thường ở trước cửa chùa

chiền về mùa hè, cũng có sẵn một vại nước gạo rang cho khách qua đường.

Ngày nay, ở tỉnh nhiều người không uống nước chè, nước vối, nước gạo rang mà

chỉ uống nước lọc, hoặc nước lạnh đun sôi. Người ta lại thường dùng nước đá pha vào
nước lọc hoặc nước lạnh đun sôi để uống cho mát.

Ngoài ra, có các hãng chế các thứ nước ngọt, nước cam, nước chanh, nước xá xị,

nước bạc hà, v.v.... bán làm đồ uống. Dùng các nước này, người ta thường dùng thêm
nước đá cho thật lạnh.

Lại còn nước trái cây tươi, nước miá ép, đều được dùng làm đồ uống giải khát,

uống với nước đá. Có những cửa hàng có sẵn máy ép nước trái cây, nhưng tại gia đình
người ta dùng trái cây như chanh, cam, quýt vắt nước hoà với đường, thêm nước lạnh
và nước đá mà uống.

Ta cũng lại uống nước dừa, tức là nước ở trong một quả dừa, uống ngòn ngọt và

khỏi khát. Nước dừa uống với nước đá cũng được ta ưa chung.

Các loại nước mới, nước trái cây, nước mía, nước ngọt, thường chỉ có thị dân dùng

nhiều, ở nhà quê ta chỉ quen uống các đồ uống cổ truyền: Nước chè, nước vối, thỉnh
thoảng mới có khi uống các loại nước ngọt của thành thị.

Nói đến đồ uống, không thể bỏ qua được chè Tàu. Đây cũng chỉ là búp những cây

trà được người Tàu hái rồi phơi ủ chế hoá thành một thứ chè ngon, khi pha ra thì nhỏ
cánh xanh nước. Có loại chè đầu xuân, nghĩa là búp đã được hái vào đầu xuân, được
các tay sành thưởng thức chè rất ưa chuộng.

*Nghệ Thuật uống chè
Từ trên, mới chỉ nói đến các đồ uống từ xưa tới nay, nhưng chưa nói đến những

bữa uống của người Việt Nam, có bữa ăn thì cũng phải có "bữa uống".

Ở đây, không nói tới sự uống sau mấy bữa ăn cốt để súc miệng, hoặc sự uống để

giải khát khi trời nóng, mà tôi chỉ xin nói tới những bữa uống để thưởng thức hương
vị, và trong những trường hợp này , uống chè là cả một nghệ thuật.

Là nghệ thuật vì uống mỗi thứ chè có một thứ cầu kỳ khác, uống chè Tàu không

giống uống chè sen.

Và muốn thưởng thức hương vị của chè, không phải bất cứ lúc nào uống cũng thấy

ngon, và cũng không phải bất cứ uống với ai cũng thấy cái hương vị thơm ngon ấy.

Ta hãy cứ tưởng tượng buổi sáng trời lạnh, với ấm chè nóng, hoặc ta thử tưởng

tượng buổi tối lạnh, ấm chè sen thưởng thức với phong bánh đậu xanh thì sẽ thấy cái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.