PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 26




Phong Tuc Tap Quan Viet Nam

những gia đình có người buôn bán ở các chợ, bữa sáng thường ăn muộn hơn những
người đi làm đồng một chút ít.

Họ dọn mâm bát, bày thức ăn vào mâm, rồi mọi người ngồi chung quanh mâm

cùng ăn. Mâm cơm đặt trên chiếc chiếu trải ngay xuống đất hoặc trên phản. Thường
nhà quê dọn ăn ngay ở nhà bếp.

Giữa mâm cơm là chén nước mắm để cả nhà cùng chấm thức ăn. Bữa cơm thường

chỉ rau dưa, nước rau luộc dùng làm canh, hoặc đôi khi có bát canh tôm, canh cá. Ít
khi trong bữa cơm nhà quê có bát canh thịt hoặc đĩa thịt.

Bữa trưa và bữa chiều, ở tỉnh thì thức ăn hoặc dọn thẳng lên bàn hoặc dọn vào một

chiếc mâm, mâm cơm bưng đặt lên bàn. Chén bát, thìa đũa để thành chồng trên bàn ăn
hoặc mâm cơm. Lúc ăn, mỗi người dùng một chiếc bát nhỏ, trong nam gọi là "chén".
Cơm xới vào bát. Lúc ăn, tay trái bưng bát cơm, tay phải cầm đũa. Đũa dùng để gắp
thức ăn và để và cơm vào mồm. Trẻ con chưa biết dùng đũa thì dùng thìa, ngày nay
dùng cùi-dìa. Lúc chan canh, có một vài chiếc thìa chung ở mâm cơm, ai chan thì
dùng. Canh múc ở nồi lên thì dùng môi (muỗng canh).

Ở nhà quê, hai bữa này cũng như bữa sáng, mâm cơm được đặt trên một chiếc

chiếu, chiếu trải ngay xuống đất ở nhà bếp, ở nhà ngang, và gặp những buổi chiều trời
mát mẻ ở ngay ngoài sân. Nhà giàu có mới dọn cơm trên phản.

Khi có khách khứa hoặc giỗ tết, cơm mới dọn ở nhà trên hoặc nhà khách.
Cũng có nhà, người ông hoặc người cha, chủ gia đình được vợ con - và các cháu

kính trọng thường dọn riêng một xuất cơm lên nhà trên.

Trong bữa ăn, thường con gái và con dâu phải ngồi đầu nồi để xới cơm. Ở thành thị

khi bữa ăn, những nhà giầu có, thường có người giúp việc lo cơm cho mọi người.

Ăn Trầu
Như trên đã nói, ta có tục ăn trầu, ăn không phải để nuốt, đây không phải vì dinh

dưỡng, mà ăn để nhổ nước và nhả bã. Theo người xưa, ăn trầu còn ý nghĩa xã giao

"Trầu có từng miếng, mỗi miếng trầu gồm một miếng cau tươi hay khô, một miếng

lá trầu không quyệt vôi, phụ thêm một miếng vỏ cây chát hay miếng hột mây, hột
móc. Ăn trầu có vị cay thơm, trừ được mùi xú uế trong mồm, chặt được chân răng,
đàn bà lấy thế làm đẹp"(1)

Sau bữa cơm người ta ăn một miếng trầu để khỏi tanh miệng. Sơ trầu quyện được

hết những thức ăn còn giắt ở kẽ răng, do đó trầu làm cho sạch miệng.

Trầu cũng làm cho chặt chân răng, và nhờ có chất vôi, trầu cũng tránh cho ta được

bệnh sâu răng.

"Đàn bà rất là hay ăn trầu, có người ăn luôn mồm cả ngày, nhả bã miếng này, lại ăn

ngay miếng khác" (1)

Đàn ông cũng ăn trầu, nhưng ăn ít hơn đàn bà.
Trong các đám giỗ tết, ma chay, cưới xin đều có trầu cau để mời khác.
Các bà lại có thói ăn trầu thuốc, nghĩa là thêm vào miếng trầu một miếng thuốc lào.
Hút Thuốc Lào
Thuốc lào thường được ăn với trầu, nhưng người ta còn hút thuốc lào.
Thuốc lào là một thứ lá cây giống như loại thuốc lá, người ta thái nhỏ phơi khô

dùng điếu mà hút.

Ngày nay người ta còn hút thuốc lá. Xưa kia, thuốc lá dân mình cũng hút nhưng rất

ít. Từ ngày tiếp xúc với Tây Phương, những người ờ thành thị hút thuốc lá hay thuốc
lào, tuy vậy vẫn cò nhiều người hút thuốc lào. Người ta đã cho thuốc lào là "quốc túy,
và ca dao có câu:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.