PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 24




Phong Tuc Tap Quan Viet Nam

Pháp thuộc.

Nhiều ông bà công chức, trước khi tới sở, ghé vào các hiệu để ăn sáng; họ ăn phở,

ăn mì, canh miến, cháo gà... Những món ăn Tàu như bánh bao, xíu mại cũng được
người Việt dùng để ăn lót dạ buổi sáng.

Với nông dân ở vùng quê, bữa ăn sáng người ta cũng ăn nhiều như hai bữa kia.
Và người ta theo đúng câu tục ngữ "ăn lấy chắc mặc lấy bền", người ta phải ăn no,

và ăn những thức ăn no lâu để có thể chịu đựng được với công việc làm. Người ta
không ăn cháo, ăn xôi hoặc bánh trái gì, mà người ta ăn cơm hoặc ăn một thứ ngũ cốc
hay hoa màu khác để thay cơm: Ngô, khoai, sắn...

Người ta thường dậy thật sớm để nấu cơm, ăn xong ra đồng làm việc. Cũng có khi

người ta ăn cơm nguội bữa cơm tối hôm trước còn dành lại, trường hợp này người ta
thường nắm cơm hôm trước, vì cơm nắm dễ ăn hơn cơm nguội. Và người ta cũng
chẳng cần kén chọn thức ăn, cơm ăn với mắm, cơm nắm chấm với muối vùng, hoặc ăn
với cà với dưa là xong.

Ăn cơm xong, họ lo đi làm đồng, còn ai ở nhà lo việc nhà.
Gặp những năm đói kém, bữa sáng người ta không ăn cơm, thường dùng khoai,

sắn, hay ngô, có khi các nông phẩm này cũng thiếu thì người ta nấu cháo ngô, cháo
khoai ăn cho đỡ tốn.

Bữa trưa
Đối với kẻ chợ cũng như nhà quê, bữa cơm trưa là bữa chính. Bữa trưa ăn vào quá

ngọ.

Học trò đi học về, công chức tan sở về, thợ thuyền nghỉ ngơi buổi trưa, các người

buôn bán dù bận khách cũng phải có mười phút để dùng bữa cơm trưa.

Trong bữa cơm này, gia đình quây quần quanh mâm cơm; cơm sốt, canh nóng ăn

thật ngon, lại thêm cái thú gia đình đoàn tụ, bữa ăn càng vui vẻ.

Ở Sài Gòn, một thành phố lớn, nhiều công nhân và công chức ở ngoại ô xa xôi,

không phương tiện chuyên chở, thường ở lại buổi trưa ở nơi làm. Và họ dùng bữa trưa
ngay ở nơi đây. Những người sẵn tiền sang trọng thì ra ăn tiệm, còn phần đông thường
đem cơm buổi sáng ở nhà đi, lúc giờ nghỉ bỏ ra ăn. Đã đành rằng ăn như vậy, cơm
cũng như thức ăn đều nguội và thiếu sự vui vẻ của gia đình sum họp, nhưng đành vậy
chứ biết sao vì công việc.

Bữa trưa này thường ai cũng ăn cơm với thức ăn do các bà nội trợ nấu nướng, hoặc

trường hợp bà nội trợ mắc bận thì mua ở tiệm về.

Thức ăn thường thịt, cá, rau, dưa, xào, rán hoặc nấu canh tùy từng gia đình.
Có một số ít gia đình quên gốc, ăn uống theo lối Tây, dùng cơm Tây, ăn bánh mì

thay cơm, nhưng đây chỉ là thiểu số. Cũng có khi, vì một lý do gì, trong nhà không
nấu cơm, người ta cũng mua bánh mì về ăn thay cơm, nhưng trường hợp này rất hạn
hữu.

Cơm xong người ta thường tráng miệng bằng trái cây hoặc bánh ngọt.
Ở nhà quê, người nông dân ăn bữa trưa cũng như ăn bữa sáng, chỉ có cơm với

mắm, cà, dưa muối, hoặc năm thỉnh mười thoảng có miếng thịt, khúc cá.

Những người nào làm đồng ở gần nhà thì bữa trưa quay về ăn cơm, nhưng thường

thì người nhà mang cơm ra đồng để những người làm đồng ăn. Cũng có những người
vì nhà neo người, và lại ở xa, buổi trưa trở về không tiện mà cũng không có ai mang
cơm cho, thì người ta mang sẵn cơm đi. Cơm thổi buổi sang nắm lại, đựng trong mo
cau, thay cho bát đĩa, cùng với thức ăn, được mang đi để buổi trưa lúc nghỉ viêc ngả ra
ăn cùng với các thợ bạn. Ăn xong, chiêu hớp nước, rồi nằm nghỉ dưới gốc cây một lúc.
Bữa trưa thế là xong, không có cầu kỳ gì.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.