PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 23




Toan Ánh 23

hẳn đi (2)

Vũ Bằng còn ca tụng nhiều miếng ngon khác, và món ăn nào dưới ngòi bút của Vũ

Bằng, dù chỉ là những món ăn chế hoá bằng các thức ăn thường ngày, cũng đều có thể
khiến cho người ta "nhỏ nước miếng"được, như vậy chứng tỏ sự nấu nướng của ta
đâu có vụng về.

Tôi nhớ đến miếng lươn vàng, thơm phưng phức mà bùi, ăn vào, sợi miến cứ quánh

lấy nhau "(3)

Tôi muốn chép lại ra đây nhiều món ăn nữa đã được ngòi bút của Vũ Bằng ca tụng,

nhưng rất tiếc phạm vi của quyển sách không cho tôi lan man hơn được nữa.

Và, dựa vào những món ăn thơm ngon đã được nhắc tới, tôi xin kết luận làmón ăn

của ta ngon, dù nấu theo lối cổ truyền thì khi được bàn tay khéo léo của các bà nội trợ
chế hoá vào, món ăn sẽ dậy vị và khi ăn ta còn thấy thích thú bằng mấy ăn những món
ăn ngoại quốc.

Con người ta, càng nặng tình nghĩa với gia đình bao nhiêu khi nghĩ tới bữa cơm cả

gia đình ngồi chung quanh chiếc mâm gỗ, càng cảm thấy những món ăn quê hương là
hợp với khẩu thiệt của mình, nhất là khi những món ăn này lại do bàn tay khéo léo của
bà vợ tấm mẳn chung thủy cố nấu cho ngon để mình thưởng thức!

Món ăn Việt Nam quả là ngon! Ai muốn ăn cơm Tây, ai muốn khen cơm Tầu, ai

thích ăn cơm Mỹ, ai ưng nếm cơm Nhật, rồi một ngày kia như một lãng tử lìa bỏ gia
đình sẽ có những giây phút thèm những món ăn Việt Nam, như lãng tử kia bỗng thấy
lòng ân hận muốn tìm trở lại cái một cái quàng tay, một cái nhìn âu yếm, cả một thời
ân ái của người vợ đầu gối tay ấp...

Đã ngon, món ăn của ta lại có cái đặc biệt là không đắt đỏ bao nhiêu.
Một lọ cà cuống không to hơn ngón tay; vài cái bánh cốm, bên một hàng chè mạn

sen, hay một lọ vừng hoặc một chai nước mắm; mấy thứ đó tính theo thời giá không
quá năm chục bạc (1) . Thế nhưng mà những cái quà đó đã đem cho lòng ta bao nhiêu
sự đắm say, bao nhiêu thú vị, bao nhiêu cảm giác mông lung nhã lịch! Ta cầm lấy mà
thấy như ôm một chút hương hoa đất nước vào lòng.(2)

Những Bữa Ăn

Dân Việt Nam ta ăn mỗi ngày ba bữa: Bữa sáng (điểm tâm), bữa trưa và bữa chiều.

Những người ở thành thị ăn hai bữa chính và một bữa phụ, bữa phụ là bữa ăn sáng. hai
bữa chính lúc trưa và lúc chiều. Nông dân ở nhà quê, ăn ba bữa đều nhau; và như vậy
ba bữa đều là bữa chính.

Bữa sáng
Người thành thị gọi bữa ăn này là bữa "ăn lót dạ" thường ăn ít hơn hai bữa kia, và

chỉ ăn cho đỡ đói.

Học trò đi học, công chức đi đàm, thợ thuyền tới xướng, người buôn bán đi chợ,

đều ăn bữa lót dạ ở nhà trước khi đi, hoặc nếu không ăn ở nhà thì cũng rẽ vào tiệm ăn
trước khi tới trường, tới sở làm hoặc tới chợ.

Trong khi chồng con ăn sáng, các bà nội trợ cũng ăn theo, hoặc trái lại khi vợ ăn đi

chợ, con đi học thì người chồng cũng ăn, dù người chồng có khi không đi làm lụng gì.

Bữa ăn sáng thành thị thường ăn vào khoảng trước bảy giờ rưỡi, nghĩa là trước khi

mọi người phải ra đi công việc của mình.

Vì là bữa "lót dạ"nên sự ăn uống cũng mau chóng, mọi người thường ăn ít hơn hai

bữa chính.

Có thể chỉ là một bát cháo trắng, một nắm xôi, một bát cơm nguội, một vài củ

khoai, một dĩa bánh cuốn, một chiếc bánh nếp hoặc bánh tẻ... Và từ khi tiếp xúc với
cuộc sống Âu Tây, người ta ăn thêm bánh mì, sữa là những món ăn mới có từ thời

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.