PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 30




Phong Tuc Tap Quan Viet Nam

lại, rồi ông cầm cả ấm chuyên chắt nước vào chén tống. Đây là chè chuyên nước nhất,
đủ cả mùi vị thơm ngon của chè. Đổ hết nước trong ấm chuyên ra, ông lại rót thêm
nước sôi vào lần thứ hai.

Nước chè rót ra chén tống, lúc ấy ông mới từ từ gạn sang chiếc chén hạt mít lưng

lưng và nhiều lắm cũng chỉ đến ba chén mà thôi.

Hai chén chè gạn được, ông sai con cháu kêu cụ bà lên, đưa mời một chén để tỏ

lòng quý mến cụ bà. Rồi ông mới cầm chén chè lên nhấp nháp từng hụm nhỏ một.
Ông say sưa với chén chè như cố tận hưởng hương vị chè tạo hoá đã sinh ra cũng như
người đã chế hóa được nên.

Cụ bà cũng bắt chước cụ ông, cũng đưa chén chè lên miệng nhấp nháp ngon lành

lắm. Cụ bà cũng biết thưởng thức chè, dù cho có không biết thưởng thức đi nữa thì
cũng làm ra bộ "thưởng thức" để cụ ông hài lòng.

Vừa thưởng thức chén chè, hai cụ vừa trao đổi một vài câu để khen chén chè ngon,

cụ bà lựa khéo, cụ ông pha chè có kỹ thuật, xanh nước lại đượm hương.

Thật là một bức tranh đẹp, cái cảnh hai ông bà già, thuận vợ thuận chồng trong bữa

uống chè sáng sớm!

Uống xong chén chè, cụ bà lại đi lo công việc của mình, còn riêng cụ ông vẫn cứ

ngồi lại trên sập tiếp tục hưởng hương vị của chè ngon bằng chén hạt mít qua những
ngụm nước rất nhỏ được nhấm nháp rất từ từ...

Thưởng thức chè, các cụ uống từng ít một như vậy, nên đối với những người không

biết thưởng thức mùi vị hương chè, vớ được chén nước đưa lên uống ngay một hơi,
các cụ mệnh danh là bọn ngưu ẩm , nghĩa là uống như trâu, uống hùng hục không hiểu
chè là gì. Các cụ rất coi thường bọn này

"Ở nước ta uống chè Tàu sành là một biểu hiện phong lưu. Nhiều người nghiện chè

Tàu, hễ sáng dậy không có một chén chè đậm thì không làm được gì cả. Có người
nhịn ăn thì được mà không thể nào nhịn được chè"(1)

*Uống chè sen
Từ trên mới nói tới cách uống chè Tàu, nhưng bên cạnh chè Tàu, ta cũng có một

thứ chè rất qúy, đó là chè sen. Trong các thứ chè ướp hoa, chỉ có chè ướp hoa sen là
được chuộng hơn cả; hàng năm về mùa sen, những gia đình phong lưu đều mua hoa
sen về để ướp chè. Uống chè Tàu cầu kỳ ở chỗ pha chè, trái lại uống chè sen thì cầu
kỳ lại chính là ở chỗ ướp chè với hoa sen.

Người ta lấy gạo sen, tức là những hạt nhỏ trắng ở đầu nhị sen dùng để ướp chè.
Những gia đình nền nếp Việt Nam cho việc ướp chè sen là vịệc không thể bỏ được,

nên dù túng bấn, hàng năm tới vụ sen cũng cố mua sen ướp một ít chè, chẳng nhiều thì
một cân hoặc nửa cân cũng là có. Trong các nơi thờ cúng, ta thường kén chè sen để
pha nước.

Chè ướp sen phải mua thứ chè mạn hảo thật tốt, lúc uống mới dịu giọng và đượm

nước, mà không làm lạc mùi sen. Chè mua về, con cháu trong nhà xúm vào nhặt để
loại bớt những mảnh trà vụn, những lá trà già, những cung trà còn lạc lõng vào cân
chè. Chè nhặt kỹ lưỡng xong được ủ kín để khỏi bay hương chè, trong khi chờ mua
sen và nhặt gạo sen.

Muốn ướp chè, người ta dùng những quả đựng chè sơn then. Chè được rải một lượt

mỏng trên quả, rồi một lượt gạo sen được rắc đều lên trên. Rồi lại đến một lượt chè, và
sau lượt chè lại là lượt gạo sen. Cứ như thế cho đến hết. Một chiếc khăn được ủ lên và
nắp quả được đậy kín lại. Người ta để như vậy qua đêm để hương sen luyện vào cánh
chè. Ngày hôm sau, chè đó ta đem sàng để những hạt gạo sen rơi xuống. Chè đã sàng,
loại xong gạo sen được cho vào trong một chiếc túi bằng giấy bóng buộc kín để giữ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.