PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 34




Phong Tuc Tap Quan Viet Nam


Ngày nay đời sống văn minh đem lại nhiều sự cải tiến, y phục cũng chịu nhiều ảnh

hưởng, và địa vị xã hội của mọi người không phân biệt qua các kiểu, các màu áo nữa.
Tuy nhiên, giới bình dân bao giờ y phục cũng giản dị cho tiện với công việc hàng
ngày, chỉ những người giàu có ỷ của mới bày vẽ nhiều kiểu cách trong y phục. Những
người lịch sự khiêm tốn, bất cứ trong hoàn cảnh nảo, y phục cũng mang vẻ trang nhã
thanh đạm.

"Chúng ta có đề cập đến màu sắc áo quần thanh đạm mà họ mặc hàng ngày như là

dấu hiệu của óc thực tiễn, nhưng nghĩ xa hơn, đó là biểu hiện của tinh thần luân lý,
của sự thanh nhã khiêm tốn, không muốn phô trương lòe lọet ra ngoài, mà âm thầm
giữ thái độ chín chắn bên trong. Tất cả màu sắc rực rỡ đều có tính cách hướng ngoại,
dấu hiệu của óc nông nổi hẹp hòi, tuy có chứng tỏ được vẻ trẻ trung. Còn màu nhã
đạm bao giờ cũng có một nét âm thầm hướng nội và có bề sâu sinh hoạt, chiều dài
thăm thẳm của nền văn minh(1) Nói về sự may mặc của ta, không thể quên được điểm
đặc biệt sau đây: Y phục không phân biệt cho từng tuổi tác, ngoại trừ màu sắc loè loẹt
cho trẻ con. Thường áo trẻ nhỏ giống áo người lớn mà kích thước thu nhỏ lại. Ta có
thể nhận thấy điều này qua y phục của trẻ em mặc trong những dịp hội hè tết nhất. Có
nhiều em trai cũng đi khăn, áo dài, quần chùng và đi giầy giống hệt người lớn.

Điểm đặc biệt quần áo không phân biệt tuổi tác này cũng có một cái lợi thiết thực

cho những gia đình đông con, áo thằng anh, khi mặc không vừa nữa nhường lại cho
thằng em, và con cái lớn thường mặc áo quần của bố mẹ. Dân ta nghèo, việc nhường
lại quần áo của người lớn cho người nhỏ cũng giải quyết được một phần lớn vấn đề y
phục trong nhiều gia đình. Nhưng đó là chuyện ngày xưa, nay có nhiều thay đổi do xã
hội phát triển.

Quần áo mặc cốt để che thân, để chống gió rét, cốt sao đạt được mục đích ấy, sự

diêm dúa chỉ là số ít. Đối với dân tộc ta, luôn luôn phải nhìn vào thực tế, vì hoàn cảnh
địa dư, vì lẽ sinh hoạt, vì phải chống đối với bao cuộc chiến tranh cung như chống
thiên tai, sự thiết thực trong y phục là một điều dĩ nhiên. Qua các áo quần sẽ trình bày
sau đây, chúng ta sẽ luôn luôn nhận thấy tinh thần thiết thực ấy.

Vật liệu chính trong y phục

Không kể những người sang trọng giàu có lại cầu kỳ kén chọn các hàng ngoại quốc

để may mặc, phần đông dân Việt nam chỉ mặc áo vải, hoặc nếu sung túc hơn thì mặc
sồi, đũi, the, luạ.

Vải dệt bằng bông, ta tự trồng lấy, hoặc mua bông ở nước ngoài về kéo sợi.
Sồi , đũi, the, lụa, dệt bằng tơ tằm, mà tơ tằm do ta sản xuất lấy qua nghề tầm tang.

Ta cũng có mua tơ Tầu về dệt.

Ngày nay, ngoài vải và lụa. ta còn nhập cảng nhiều hàng ngoại quốc khác mà vật

liệu chínhdùng để dệt không phải là bông hoặc tơ tằm. Thường là chất hoá học như ni-
lông, hoặc chất lông các loài vật như len, da, v.v....

Màu sắc

Như trên đã nói, ta thường dùng màu nâu và màu đen, í tkhi dùng màu lòe loẹt.
Màu nâu, ta nhuộm bằng củ nâu hoặc bằng các thứ vỏ cây như vỏ xó, vỏ đa, vỏ đề.

Từ khi tiếpxúc với Tây phương, ta dùng thêm phẩm hoá học để nhuộm.

Màu đen, ở miền Bắc nhuộm bằng cây phèn đen, miền Nam nhuộm bằng cây mặc

nưa. Ta cũng có loại cây sồi dùng để nhuộm màu đen.

Ở miền Bắc, ta cũng dùng cả bùn để nhuộm đen vải may quần áo, gọi là ngả lầm.

Vải đã nhuộm nâu rồi được đem nhúng bùn, có khi ngâm bùn một đêm, hôm sau giặt
và phơi, nếu chưa đủ đen, lại “ngả lầm” thêm lần nữa.

Ngoài hai màu chính là nâu và đen, các màu khác ta rất ít dùng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.