Phong Tuc Tap Quan Viet Nam
tề chỉnh, bởi vậy, các hàng khăn mũ có bán sẵn các loại khăn chụp, mua về chỉ việc
đội lên đầu như một chiếc mũ. Những khăn chụp, còn gọi là khăn xếp, cũng làm theo
kiểu chữ nhân và chữ nhất tùy theo địa phương. Những khăn chụp làm theo kiểu miền
Nam, ngoài chữ nhất đằng trước trán, mé đằng sau đầu, còn có một cụm vải dính liền
vào khăn, như búi tóc.
Trong dân chúng, khăn dùng màu đen và tím Tam Giang. Nhà vua đội khăn màu
vàng, các quan văn võ đội khăn màu huyết dụ. Những người tang dùng vài trắng làm
khăn. Sự phân biệt màu sắc ngày nay không còn nữa, ai muốn đội khăn màu gì cũng
được, ngoại trừ người có tang bao giờ cũng dùng màu trắng. Tuy không ngăn cấm,
nhưng người ta thường chỉ dùng màu đen, trừ các cụ già mới dùng màu Tam Giang.
Khăn lượt, khăn nhiễu hoặc khăn vải người ta chỉ đội trong những khi giao dịch,
trong những buổi tế lễ, còn thường ngày, xưa người ta búi tóc, nay tóc đã húi ngắn,
người ta để đầu trần. Nếu phải đi làm lụng ra ngoài nắng, người ta dùng mấy vuông
vải quấn lên đầu chiếc khăn tai chó, còn gọi là khăn đầu rìu vì hai đầu khăn vểnh lên
như hai chiếc tai chó, trông giống như đầu rìu. Cũng có khi người ta dùng chiếc khăn
bông quấn ngay lên đầu để vừa giữ tóc vừa để che nắng.
Về mùa lạnh, ngoài chiếc khăn chít bên trong, bên ngoài người ta còn quàng thêm
một chiếc khăn bông gọi là khăn quàng. trùm lên đầu, che hết hai bên tai, và hai đầu
khăn thắt ở dưới cằm. Khăn quàng giữ hơi nóng và che gió khỏi lọt vào tai. Khăn
quàng thường là loại khăn bông (lông), khăn len, nhưng người nghèo thường chỉ dùng
mấy vuông vải.
Những người có đại tang, nghĩa là tang cha mẹ, chít khăn ngang, tức là khăn vải sô
chít múi đằng sau, và buông thõng hai đầu xuống.
Khăn của đàn bà khác của đàn ông.
Đàn bà thường để tóc dài. Tóc này được quấn vào trong một chiếc vấn đầu. Chiếc
vấn đầu tức là một mảnh vải dài độ bốn vuông, vào khoảng hơn một thước, dùng để
bọc hết tóc rồi vấn chung quanh đầu. Những người ít tóc thường dùng thêm chiếc độn
tóc để vấn đầu được tròn và đầy đặn. Những người tóc dài đuôi mớ tóc thò ra ngoài
vấn đầu một quãng gọi là đuôi gà, xưa được coi là đẹp. Ca dao có câu:
"Một yêu tóc bỏ đuôi gà,
Hai yêu lời nói mặn mà có duyên”
Giờ đây, một số lớn các bà các cô ở thành thị, cắt tóc ngắn và uốn tóc kiểu Tây
Phương, nhưng nhiều người vẫn để tóc dài theo lối cũ.
Có người không dùng vấn đầu mà chỉ quấn tóc trần hoặc có cô tết tóc thành hai
chiếc đuôi ngựa, hoặc buông xoã, gọi là tóc đuôi có kẹp ở sau gáy, hoặc bỏ không có
kiẹp cho tóc toả thòng xuống.
Vấn đầu bằng the, bằng vải, bằng sa tanh hoặc bằng nhung thường màu đen, màu
tím và màu nâu. Những người có tang dùng vấn đầu vải trằng. Các bà có đại tang cũng
dùng khăn ngang như đàn ông.
Người ta hoặc vấn chít đầu trần hoặc phủ ngoài một chiếc khăn vuông, bằng vải,
bằng the, bằng nhung và từ khi có len nhập cảng, có thêm khăn vuông len.
Chiếc khăn vuông, như tên đã chỉ, hình vuông mỗi cạnh độ một thước. Người ta
gập chép chiếc khăn vuông theo hai góc, một bên non nữa, một bên già nửa, nửa già ở
ngoài rồi đội trùm lên vấn đầu. Khăn vuông giữ cho vấn đầu khỏi tuột, và về mùa rét
có công dụng chống rét.
Khăn vuông chít theo lối mỏ quạ hoặc đồng tiền.
Khăn mỏ quạ chít thành chiếc mỏ nhọn ở trước trán, che kín hai ta và hai đầu khăn
buộc chéo nhau ở dưới cằm.