PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 39




Toan Ánh 39

chút, có khi may gấu liền. Áo khách thường hay để xẻ hơn, những áo không may xẻ
gọi là áo “bít tà”.

Áo có hai túi đằng trước về mé dưới. Cũng có khi may chừa theo kiểu Tây, có thêm

một túi trên ở mé ngực trái.

Áo khách và áo bà ba thường chỉ để mặc ở trong nhà, hoặc trong khi làm lụng.

Trong những buổi tế lễ hoặc khi giao dịch, ngoài chiếc áo ngắn này, người ta mặc
thêm chiếc áo ngoài.

Áo ngoài là loại áo dài. Áo dài may bằng vải chỉ màu trắng và màu đen. Chỉ những

người sang trọng mới mặc áo gấm màu lam hoặc các màu khác.

Áo dài, theo như tên chỉ, mặc dài quá đầu gối, và như vậy, lẽ tất nhiên dài hơn áo

ngắn. Áo dài có cổ hơi cao cao, một khuy cài ở vai bên phải và ba khuy cài ở dưới
nách bên phải. Áo có hai vạt lớn, đằng trước và đằng sau, ở đằng trước về mé bên phải
có thêm một vạt con. Cũng có khi người ta may cụt vạt con.

Áo vải trắng hoặc áo vải thâm khi may, thợ may thường tết ngay khu vải. Các áo

the, áo xuyến, áo đoạn, áo gấm được dùng khuy đồng. Những người giàu có sang
trọng dùng khuy vàng.

Áo dài mặc đơn hoặc mặc kép, nghĩa là mặc một chiếc hoặc hai chiếc lồng với

nhau. Ngày xưa áo dài thường mặc kép, và người ta chỉ mặc đơn khi mặc áo trắng dài.

Áo dài có thể may đơn hoặc may lót. May lót, nghĩa là ngoài lượt vải bên ngoài,

bên trong còn một lượt lót. Người ta dùng lụa màu xanh hoặc màu vàng để lót.

Về mùa rét, ở miền Bắc, người ta thường mặc áo dài cặp ba: Trong cùng chiếc áo

trắng dài, ở giữa chiếc áo kép, ngoài cùng chiếc áo đơn. Trong trường hợp này, áo đơn
thường là áo the hoặc áo sa, có hoa hoặc không.

Ngoài các loại áo dài kể trên, người miền Bắc có khi còn may áo bông dài. Áo

bông dài may như áo kép, nhưng ở giữa lượt vải ngoài và lượt lót trong là lượt bông.

Thường các cụ già hay mặc áo dài bông. Áo này ấm lắm.
Ngoài áo ngắn và áo dài, còn loại áo trấn thủ.
Đây là loại áo ngắn cụt tay, may như áo bông, hai lượt vải ở giữa có bông. Áo trấn

thủ có năm khuy gài ở giữa, không có cổ. Đây là loại áo, xưa kia, các lính đi thú, hoặc
đi trấn thủ biên phòng thường mặc để chống rét, do đó có tên áo trấn thủ.

Để chống với rét, từ ngày tiếp xúc với Tây phương, người ta còn mặc áo gi-lê, náo

nịt bằng sợi vải hoặc bằng len. Về mùa nực, lúc làm lụng hoặc ở trong nhà, người ta
cũng mặc áo may-ô.

Loại cón loại áo kiểu dài nhưng may ngắn như áo cánh, có cổ và khuy cài ở bên.

Lối áo này mặc lấy ấm, có cổ, và đôi bên tà đều bít, không giống như áo dài, tà mở
ngang thắt lưng trở xuống.

Áo này cũng mặc trong những lúc làm lụng hoặc khi ở trong nhà, tuy nhiên, có

trường hợp giao dịch hoặc tiếp khách tại gia, người ta cũng vẫn mặc chiếc áo này,
không cần mặc thêm áo dài ở ngoài như khi mặc áo cánh.

Về áo dài đàn ông, tưởng cũng cần nói thêm về chiếc áo dạ Tây Phương

(Pardessus) được mặc về mùa lạnh.

Từ trên, mới chỉ nói tới áo đàn ông, chưa nói tới áo đàn bà. Áo đàn bà phức tạp hơn

nhiều, và gồm nhiều bộ phận hơn áo đàn ông.

Đàn bà cũng mặc áo cánh, nhưng áo cánh thường hở cổ gọi là áo cổ thìa. Các bà

các cô mặc áo cổ thìa không phải để khoe cái cố và cái ngực đẹp, mà chính vì bên
trong chiếc áo này đã có chiếc yếm để che ngực.

Yếm là một thứ y phục may bằng một miếng vải, phụ nữ dùng để che phía trước

thân từ cổ tới thắt lưng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.