PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 86




Phong Tuc Tap Quan Viet Nam

thể có một cuộc xuất trận đấu trí.

Cờ tướng chơi trên bàn cờ, nhưng trong những dịp hội hè tại các làng xã vùng quê

thường có tổ chức đánh cờ trên sân gọi là cờ bỏi. Sân cờ được vạch theo bàn cờ, và
những chỗ để quân cờ, có những lỗ cắm các biển cờ, các biển mang tên các quân cờ từ
tướng đến tốt. Những làng có vào đám long trọng lại tổ chức cờ người. Thường sân
đình được biến thành sân cờ, và những quân cờ đây không phải là những biển cờ như
cờ bỏi mà chính là những thanh niên và thiếu nữ, mặc những chiếc áo, có khâu vào
những chữ mang tên những quân cờ ở đằng trước ngực và sau lưng. Những thanh niên
quân cờ thường mặc quần ống sớ, áo lương hoặc áo sa, thắt dải lưng điều, đầu đội
khăn lượt và chân đi giày Gia Định, còn các thiếu nữ thường kén những cô duyên
dáng xinh đẹp, ăn mặc chải chuốt. Các quân cờ người ngồi vào những chỗ đáng lẽ
phải cắm biển cờ. Cũng có khi thay vì mặc quần áo có khâu chữ mang tên quân cờ,
các quân cờ người lại vác một chiếc biển cờ.

Lúc có cuộc giao đấu, các quân cờ di chuyển theo lệnh của người chơi cờ, trong tay

có chiếc cờ lệnh, phất lên mỗi khi cần ra lệnh cho quân cờ.

Tại các hội hè, khi có hai đối thủ đánh cờ bỏi hoặc cờ người, thường có tuần tráng

theo lệnh ban tổ chức vác một chiếc trống khẩu đánh để thúc dục các đấu thủ đi mỗi
nước cờ. Các đấu thủ gặp nước bí thì trống càng thúc liên hồi.

Cờ tướng tuy chỉ là một môn tiêu khiển, nhưng chính ra là cả một nghệ thuật và các

tay kỳ tài đã xuất bản nhiều sách vở về cờ.

Chơi cờ có luật lệ về các lối đi của các quân cờ: "mã nhật", "tượng điền", "xe liền",

"pháo cách", tướng không xuất khỏi cung, sĩ đi chéo, tốt chỉ tiến không lùi và ở đất
mình không được đi ngang.

Luật lệ từ xưa tới nay bao giờ cũng vậy, vậy mà trước đây gần 1.500 năm đã có

những bộ sách cờ như Quất Trung Bí, Mai Hoa Phổ, Tượng Kỳ Đại Đoàn, v.v.... Gần
đây ở Trung Hoa lại có các tạp chí về cờ.

Ở nước nhà số người chơi cờ rất nhiều. Nhiều báo chí và tạp chí có mở mục cờ

tướng. Trước đây các ông Nguyễn Thành Hi và Thái Sanh Dinh có cho xuất bản cuốn
Cờ Tướng Việt Nam. Ngoài ra, giáo sư Phạm Văn Khánh cũng đã có soạn bộ sách cờ
Bí Quyết Ka Mã. Ngày nay thì sách về cờ khá phổ biến.

Thường khi hai đấu thủ đối cuộc, những nước cờ của họ chơi có thể ghi chép lại

được trọn nguyên bàn.

Gần đây, trong những giải vô địch cờ tướng trong nước, các bàn cờ được ghi chép

đầy đủ và được đăng báo kèm theo lời phê bình để độc giả thích cờ tuy ở nhà cũng
như được dự cuộc đấu cờ tại chỗ.

Trong làng cờ Việt Nam từ xưa tới nay thường đã có những danh thủ cờ tướng dày

công nghiên cứu học thuật "tượng kỳ" với những thế bí truyền hiểm hóc khiến những
kỳ thủ ngoại quốc phải ngợi khen.

Xin nhắc lại trước đây kỳ thủ Việt Nam Phạm Thanh Mai năm 1959 đã thắng kỳ

vương Hương Cảng Lý Chí Hải với tỉ số hòa ba thắng một đã gây nên dư luận sôi nổi
trong kỳ giới quốc tế năm 1963, Lý Chí Hải lại sang Việt Nam nhưng trong 5 trận đấu
thì 3 hòa, một được và một thua.

Nhân đây cũng xin nhắc lại một câu chuyện lịch sử về cờ tướng tại Việt Nam.
Bấy giờ dưới đời vua Trần Dụ Tôn (1341-1369). Nước ta đang ở trong thời kỳ bị

nước Tàu dòm ngó muốn xâm lăng. Vua Tàu sai sứ giả sang nước ta để thách đố đánh
cờ với vua Dụ Tôn. Vua Dụ Tôn không dám từ chối, nhưng thật tình rất lo ngại. Nhà
vua sai đi tìm người tài giỏi để đấu cờ với sứ Tàu. Khi ấy ở làng Mộ Trạch, huyện
Đường An có ông Vũ Huyền là một hảo thủ tượng kỳ. Ông Vũ Huyền vào yết kiến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.