PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 87




Toan Ánh 87

nhà vua, cam đoan giúp nhà Vua thắng sứ giả Tàu, nhưng cuộc cờ phải bắt đầu vào
đúng ngọ, và xin nhà Vua cho Vũ Huyền được đứng hầu cận trong lúc đánh cờ.

Cờ chơi ngoài trời, kẻ hầu cận phải che lọng cho Vua và sứ giả Trung Hoa. Lọng

Vũ Huyền che cho nhà vua đã dùi thủng một lỗ để ánh sáng mặt trời lọt qua. Vua cứ
theo tia nắng ở lỗ lọng chiếu xuống mà đi cờ, nên đã thắng sứ giả Trung Hoa. Nhờ sự
thắng cờ này, Trung Hoa cho nhà Vua là người tài và không dám gậy cuộc binh đao.

Kể ra, nghệ thuật chơi cờ tướng ở Việt Nam đã đi đến chỗ thật kỳ thú. Một số lớn

danh thủ Việt Nam chơi cờ tưởng, nghĩa là chỉ dùng trí nhớ mà đánh cờ, không có bàn
cờ và quân cờ. Các đấu thủ chỉ trao đổi nước cờ với nhau bằng lời nói.

Trên bàn cờ có tất cả 90 vị trí cho 32 quân cờ của hai bên, quân cờ và nước cờ luôn

biến chuyển, vầy mà các đấu thủ không sai lầm nước nào, như vậy thử hỏi có phải là
một cuộc thử thách ghê gớm về trí nhớ không, nhất là khi thời gian đấu một ván cờ
không phải là năm, ba phút mà có khi là cả nửa ngày.

"Cờ tưởng"còn được gọi là cờ mù, vì không ai trông thấy bàn cờ và quân cờ. Muốn

chơi được cờ tưởng, người chơi cờ phải có một căn bản vững chãi về cờ, lại phải rất
nhiều kinh nghiệm về những trận đấu cờ.

Và ta cũng đừng lấy làm lạ có nhiều người bị mục tật lại chơi cờ rất cao!
* mấy lối chơi cờ bình dân
Cờ tướng là môn giải trí thú vị, vừa là môn đấu trí ghê ghớm, dân ta rất ưa. Tuy vậy

muốn chơi cờ tướng phải có bàn cờ và quân cờ. Trong nhiều trường hợp các anh em
lao động bình dân cũng như nông phu thôn dã không thuận tiện chơi được lối cờ này,
họ chơi những lối cờ bình dân để đấu trí trong khi rỗi rãi.

Dưới đây là mấy lối cờ bình dân thường được mọi người ưa chơi.
Cờ chiếu tướng - Cờ được chhia làm hai bên, mỗi bên có một tướng và chín quân

bày trên một bàn cờ theo hình vẽ (hình 1).

Quân cờ có thể cắt bằng giấy, bẻ bằng que hay dùng bất cứ thứ gì cũng được, miễn

làm sao phân biệt được quân hai bên khác nhau, và tướng của mỗi bên cũng khác các
quân kia.

Về chơi cờ thì đi nước một, theo các đường gạch trong bàn cờ, muốn đi ngang, đi

dọc, đi chéo góc, đi tiến hay đi lùi đều được cả. Mỗi lần chỉ đi được một nước, đi
tướng hay đi quân, đi từ chỗ các đường gạch gặp nhau này tới chỗ các đường gạch gặp
nhau ở gần nhất. Mỗi chỗ các đường gạch gặp nhau là một nước.

Bên nọ có thể ăn quân của bên kia. Chỉ có tướng của bên nọ mới ăn được quân của

bên kia. Muốn ăn quân, tướng phải ở trước mặt một quân của mình (hình 2). Bên nào
bị ăn hết quân thì thua.

Cờ này tên gọi là cờ chiếu tướng nên ngoài lối chơi ăn quân, bên nọ còn dùng cách

chiếu tướng bên kia. Tướng nọ muốn chiếu tướng bên kia, phải có trước mặt một quân
của mình (hình 3), Tướng bị chiếu không còn lối thoát thì thua.

Cờ ngũ hành - Cờ cũng chia làm hai bên, mỗi bên bốn quân bày trên một bàn cờ.

Bàn cờ hai hình chữ nhật gặp nhau ở giữa (hình 4).

Quân cũng như quân cờ chiếu tướng, muốn dùng bằng gì cũng được.
Cờ có thể đi từ một đến năm bực tính theo ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hoả và

Thổ. Quân đi phải ngừng khi nào đến một bực đã có quân khác rồi, dù đó là quân của
mình hay của bên kia (hình 5).

Hai bên có thể ăn quân của nhau. Bên nào bị ăn hết quân là bên ấy thua. Muốn ăn

quân, bên nọ phải đi từ Kim đến Thổ, và quân bên kia phải ở đúng ngay bực Thổ mới
được ăn. (hình 6).

Bên nọ có thể dồn quân để bây bên kia không có lối đi Bên nào mắc vào nước dồn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.