PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 85




Toan Ánh 85

sợi dây để lấy âm thanh.

Cùng với đàn tranh, các tài tử còn chơi đàn nguyệt.
Đàn nguyệt còn gọi là đàn Cầm, hoặc đàn Kìm, có thể so sánh với đàn mandoline

của Tây Phương. Thùng đàn nguyệt hình tròn và hoàn toàn kín, âm thanh điều hoà do
thùng đàn. Trong thùng có một miếng kim khí hình xoắn trôn ốc.Chu vi thùng đàn
chừng 36 phân. Hai mặt thùng được gắn liền bởi những miếng sắt độ 4 phân. Cần đàn
dài khoảng 65 phân, và có 8 phím. Đàn có thể có hai hoặc bốn dây. Tài tử có nghệ
thuật chỉ cần hai dây. Mỗi phím có 4 thanh cao thấp tùy tay rung mạnh hay yếu trên
dây. Đàn nguyệt có những biến âm rất êm ái và quyến rũ.

Các nhạc khí cổ nhạc còn nhiều, như ở trên đã kể ra, mỗi nhạc khí mỗi khác, nhạc

khí này phát ra âm thanh hoà với nhạc khí nọ để bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong
những buổi hoà âm.

Những cổ nhạc khí này hiện nay vẫn còn được sử dụng trong những buổi hoà nhạc

đôi khi bên cạnh những nhạc khí tây phương trong những bản nhạc cổ kim hoà điệu,
và cũng được dùng để tạo các bản tân nhạc.

Ở đây tôi không nói tới các nhạc khí Tây Phương ngày nay rất thông dụng trong

những nhạc hội và trong những buổi hoà tấu tân nhạc. Và các tài tử, cùng với cổ nhạc
đã ưa thích cả tân nhạc với những nhạc cụ mới.

* Kỳ
Kỳ là thú chơi cờ. "Cờ" là một thứ giải trí thanh cao tao nhã, và mỗi ván cờ là một

cuộc đấu trí gay go, người chơi phải suy nghĩ vào đó rất nhiều.

Xưa nay trong các môn cờ bạc, người chơi đều tính đến chuyện ăn thua, không có

tiền cờ bạc không bao giờ thành, và các con bạc không thể thấy có hứng khi đánh bạc
không ăn tiền, duy chỉ có cờ là các đấu viên không cần đặt tiền cũng ham mê thích
thú.

Ở Việt Nam ta có môn cờ tướng được ham chuộng, kẻ sang người hèn phần nhiều

đều biết qua.

Cờ tướng
Giải trí bằng cờ tướng là giải trí một cách lành mạnh, qua một trò chơi thuần túy Á

Đông.

Có thể nói được rằng chơi cờ tướng là điều khiển một trận "chiến tranh giả" giữa

hai quốc gia, tượng trưng có tướng sĩ, tượng, xe, pháo, mã, tốt. Người đánh cờ là vị
Tổng Tham Mưu chỉ huy ba quân, dàn mặt trận, công thủ tiến thoái tùy theo cơ mưu
của mình, dùng trăm phương nghìn kế để tạo nên những thế cờ hiểm hóc, khiến đối
phương đi vào nước bí, không phản công được, không giải cứu được. Phục kích có,
truy kích có, cản địch có. Hai bên chơi cờ phải sáng suốt tính trước từ nhiều nước, bên
nào kém sẽ lâm vào thế bị động, cờ đi nước một, luôn bị tấn công và luôn luôn phải
phòng giữ, không còn lúc rảnh rỗi để công hãm địch quân.

Một nước chiếu tướng như một trận đánh thành, gỡ một nước cờ bí, chuyển bại

thành thắng như cuộc phản công có cơ mưu.

Ta thường nói:

"Cờ gặp nước bí, như gặp phải trời "

Bị phải trời mưa ướt sũng, ướt sĩnh, nặng trình trịch thì cờ phải nước bí, người chơi

cờ cũng cảm thấy nặng nề như vậy.

Một bộ cờ tướng chỉ có 32 quân, mỗi bên 16 quân, gồm một tướng, hai sĩ, hai

tượng, hai xe, hai pháo, hai mã và năm tốt, vậy mà cuộc đấu trí tạo nên hàng vạn hàng
triệu thế cờ khác nhau.

Có bàn cờ, có quân cờ, hai tay danh kỳ hoặc một đôi bạn hữu ưa cờ gặp nhau, là có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.