PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 83




Toan Ánh 83

tiêu khiển này, cũng còn có những thú tiêu khiển khác như nghe ca hát, chơi cây cảnh,
chơi núi non bộ, v.v....

* Cầm
Cầm chính là tên một cây đàn, cây đàn này ngày xưa có năm dây, và dần dần cung

bậc thay đổi, nay ta có bảy dây.

Ta dùng từ cầm để chỉ thú tiêu kiển chơi đàn.
Gẩy đàn là một lối chơi thanh nhã, hoặc gẩy một mình hoặc hợp tấu với bạn bè(1).
Đàn có nhiều thứ, những thứ ta thường thấy là đàn tranh, đàn nguyệt, đàn bầu, đàn

tam, đàn tuỳ, dương cầm... Gọi là chơi đàn, nhưng phải nói gồm tất cả các nhạc khí
khác, tất cả những nhạc khí phát ra âm thanh êm ái hoà hợp được với nhau: sinh tiền,
nhị, não bạt, v.v.... và, nói rộng ra, chơi đàn nghĩa là chơi âm nhạc.

Âm nhạc là "Nghệ thuật điều hoà âm thanh để diễn tả tình cảm.(2). Muốn điều hoà

âm thanh lẽ tất nhiên phải dùng nhạc khí, một hoặc nhiều thứ, để phát ra những tiếng
êm ái thoả mãn thính giác của mọi người, người diễn tả cũng như người nghe.

Trong những lúc thư nhàn, những đêm khuya thanh vắng, trước cảnh yên lặng, mùi

hương đêm ngạt ngào, cảm hứng sinh tình, một khúc đàn gẩy lên hoà hợp tâm tư với
hoàn cảnh, tưởng còn thú vị nào hơn. Lại có những lúc buồn bã một mình, tiếng đàn
thảnh thót giải muộn, tiêu cơn sầu, đem lại cho con người sự hứng khởi, hoặc cho nỗi
buồn thả theo đường tơ, nỗi buồn mênh mang sẽ làm dịu lòng người. Tiếng đàn thánh
tha thánh thót, những âm thanh trầm bổng điều hòa tri giác...

Cũng như bất cứ dân tộc nào, người Việt Nam ta có âm nhạc riêng, tuy có mượn

một số nhạc khí của người Trung Hoa, nhưng dân tộc ta đã "Việt Nam hoá" những
nhạc khí này cũng như thú chơi âm nhạc với sáng tạo riêng.

Đọc qua sử sách nước ta về thời Hồng Đức (1740) vua Lê Thánh Tôn đã quy luật

âm nhạc bằng cách đặt ra bộ Đồng Văn và bộ Nhã nhạc.

Bộ Đồng Văn chuyên tập âm luật để hoà nhạc, còn Nhã Nhạc dùng âm thanh để

xướng hát.

Ở chốn dân gian có bộ Giáo phường trông coi về âm nhạc.
Trong các cuộc tế lễ, từ triều đình đến dân gian, bao giờ cũng dùng nhạc để điều

hoà lễ.

Tại chốn cung đình về đời Lê, bộ Đồng Văn và bộ Nhã Nhạc, khi nhạc tấu thường

dùng trống ngưỡng thiên, kèn trúc lớn, long sinh long phách (1) đàn ba, bốn hoặc 15
dây, ống sáo, trống mảnh một mặt. Lại có thêm trống mõ và trống tiền bông.

Trong dân gian, lúc hoà tấu, bộ Giáo Phường thường dùng bộ nhịp tre, ống sáo,

nhị, trống cơm, đàn đáy, phách, sinh tiền và trống mảnh. Thường nhạc có lời ca.'

Các nhạc khí được sử dụng thay đổi, nhưng ta căn cứ theo nhạc luật của Trung Hoa

đặt ra năm cung bảy tiếng, cũng gần tương tự như bảy tiếng trong âm giai của nhạc
Tây Phương ngày nay.

Để phát ra âm thanh, ta dùng tám thứ tiếng phát ra bởi tám vật liệu khác nhau, gọi

là bát âm, và do đó phường nhạc của ta còn được gọi là "phường bát âm".

Bát âm gồm:

Bào, trái bí, thuộc loại hoa bầu leo
Thổ, đất sét nung chín
Cách, da thuộc căng thẳng.
Mộc, gỗ;
Thạch, đá;
Kim, kim khí:
Ti, loại tơ kén;

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.