PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 82




Phong Tuc Tap Quan Viet Nam


Mỗi hội có thả chim thi, thường có tới năm bảy chục đàn chim tới dự. Ban tổ chức

bốc cho mỗi đàn chim một số rồi lần lượt các đàn chim được thả bay lên.

Trong lúc những đàn chim được mở lồng để bay ra - người chủ đàn chim khe khẽ

nâng lồng để đàn chim vụt bay đều lên - thì ban tổ chức cuộc thi cho thúc trống cửu
liên để đàn chim nghe tiếng trống phải vội vã bay tuốt lên cao.

Những người xung quanh ban hội đồng định giải cũng là những người nuôi chim,

biết chơi chim, biết thả chim và hiểu chim.

Họ ngồi xung quanh một chiếc bàn, thường là bàn tròn, trên có để một mâm thau

đựng nước để cùng nhìn bóng những đàn chim đang bay lượn trên trời, trong đó. Họ
nhớ rất tài tình, và đàn chim nào số nào, không bao giờ họ lầm, do đó không bao giờ
có sự khiếu nại của chủ đàn chim.

Muốn được giải, đàn chim phải bay cao và phải bay tròn đàn, người ta gọi đó là

"đàn chim văn thượng". Có những đàm chim "liên tam trúng", ba ngày dự giải ăn cả
ba.

Có nhiều đàn chim vừa được thả ra là bay vọt lên cao nhưng lên đến trên cao, một

con bật ra đàng sau không theo kịp đàn. Nếu con chim này không cách xa đàn mấy,
đàn chim ấy gọi là "trung chính", "thượng tiểu thùy". Nếu con chim cách xa đàn
nhiều, đàn chim gọi là "thượng đại tùy" .

Có đàn chim bay lên thật cao, bay tròn, trông nhỏ như chiếc đĩa thanh trúc mới

định hướng bay về chuồng. Đàn chim bay cao đến không nhìn thấy đuôi, gọi là "tít
đuôi". Chim bay trước gọi là tiên hành.

Khi đàn chim bay còn đang thấp đã tìm hướng về chuồng gọi là "trung khứ". Đàn

chim bay thưa gọi là sơ, đàn chim bay dài gọi là tràng.

Nuôi chim thi là cả một nghệ thuật. Chủ đàn chim thường có con mắt kén chim rất

tinh. Bên ngoài lông cánh là cào, bên trong là bị. "Cào"nhọn thì chim bay cao, "bị" to
thì đàn đen.

Mình con chim có điểm những lấm tấm đen gọi là "rợi", có lông trắng ở phao câu

gọi là "bạc phao".

Hội thả chim thi xưa rất vui. Ngày nay, hội hè đình đám không còn có tổ chức

những cuộc thả chim thi, nhưng loài chim câu vẫn được dùng để đưa thư như thời
trước.

*

* *

Với tục thả chim, tôi xin chấm dứt những trò "bách hí" của các hội Xuân, mặc dù

như trên đã nói, những trò vui này rất nhiều và ở mỗi hội Xuân lại có những trò vui
khác nhau dưới hàng trăm hình thức.

Chương giải trí này không phải chỉ nói dành riêng cho những thú vui ở hội Xuân,

mà chính ra, những điều cần nói tới nhiều hơn là những trò tiêu khiển hàng ngày của
dân ta, và cũng không thể bỏ qua được những trò chơi khác mà dân ta cũng nhiều
người ham mê tuy biết là có hại.

Những Trò Tiêu Khiển

Gọi là "những trò tiêu khiển" không phải là những thú chơi dân dã của cả mọi giới,

mà đây chỉ là những thú phong lưu của những người khá giả, nhất là của đàn ông.

Trong xã hội ta xưa, dường như làm lụng là phần đàn bà, còn ăn chơi là của đàn

ông. Nói vậy, kể ra cũng hơi ngoa, nhưng sự thật đàn ông có nhiều thú tiêu khiển hơn
đàn bà, và những thú tiêu khiển của đàn ông, đàn bà thường ít khi tham dự.

Về các thú tiêu khiển có thể kể: Cầm, kỳ, thi, tửu là bốn thứ chính. Bên bốn món

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.