PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 84




Phong Tuc Tap Quan Viet Nam

Trúc, loại tre.

Thường các nhạc khí được dùng để diễn tả "bát âm: Não bạt, sinh tiền, kèn, trống

nhỏ, nhị, sáo hoặc ống tiêu (1) . Các nhạc khí được thay đổi, có khi là cây đàn nguyệt,
có khi cây đàn tam, đàn tứ thay cho cái bạt. Và cũng có khi dùng các nhạc khí khác.

Một bản nhạc hoà lên bởi tám nhạc khí gọi là bát nhã âm nhạc. Phường bát âm

thường chơi mấy điệu lưu thủy, ngũ đối, tứ đại, nam ai, nam bình, tẩu mã và rất ít có
điệu mới. Các nhạc sĩ Việt Nam xưa, - xin nhấn mạnh, nhạc cổ điển để phân biệt với
Tân nhạc theo nhạc tây phương ngày nay. "Cho rằng trách nhiệm của mình là học cho
đủ những xoang điệu cũ, chứ không dám đặt ra xoang điệu mới, thậm chí có người
cho rằng những tiếng dặm thêm của một vài tài tử trẻ tuổi là do tính hiếu kỳ (2), bởi
vậy vấn đề sáng tác rất là hạn chế.

Trong các nhạc khí của ta thường dùng, có cây độc huyền cầm tức cây đàn bầu là

cây đàn độc đáo hơn bất cứ một thứ nhạc khí của quốc gia nào.

Cây đàn bầu phải kể là một cây đàn hoàn toàn Việt Nam, và chế hoá một cách hết

sức giản dị. Đàn chỉ có một dây, do đó mà có từ “độc huyền cầm", căng thẳng trên
trống đàn, một đầu dây buộc chặt vào trống đàn, còn một đầu buộc vào cây trụ bằng
tre. Cây trụ này dùng để nhấn âm thanh mỗi khi gảy. Đàn không ngựa, không phím, và
trên mặt trống đàn chỉ có ba vạch phấn trắng chia làm bốn cung, thay vì năm cung như
những đàn khác. Đối với những nhạc sĩ thành thạo, họ cũng chẳng cần gì đến ba vạch
trắng kia nữa. Trống đàn làm bằng một khúc gỗ đục rỗng thường cỡ 1m20x0,12x0,16.

Tuy đàn chỉ có bốn cung, nhưng mỗi cung có thể tạo ra rất nhiều âm thanh, và tiếng

đàn nghe rất thiết tha, buồn buồn, một thứ buồn êm ái quyến rũ, đôi khi đến não nùng
dễ thấm lặng vào tâm hồn con người.

Người xưa cho những bản nhạc của đàn bầu là "tục nhạc", là "dâm thanh" vì tiếng

nhạc dễ gợi u hoài và tạo niềm sâu cảm.

Ca dao có câu:

"Làm thân con gái chớ nghe đàn bàu"

Đàn bà con gái bị cấm nghe đàn bàu chính vì sức quyến rũ của những bản đàn gảy

nên.

Đàn bầu khó hoà âm cùng với các đàn khác, thường chỉ độc tấu, và chính sự độc

tấu nên tiếng đàn như rền rĩ than van có sức khêu gợi quyến rũ càng mạnh.

Xẩm chợ hay dùng đàn này để xướng ca là kế độ nhật. Nói vậy, không phải những

người phong lưu không chơi đàn bầu, và các tay tài tử cũng ưa thích chiếc đàn này vì
nỗi buồn thường dễ thấm lòng người.

Ta cũng ưa chơi "hồ cầm" còn gọi là đàn cò hoặc nhị.
Nhị cũng là nhạc khí Việt Nam, giống như vĩ cầm của Tây phương, và sự phát

thanh của nhị cũng giống như vĩ cầm, không phải gẩy vào dây đàn để tạo âm thanh,
mà dùng mã vĩ cọ xát vào giữa hai dây nhị. Thùng nhị làm bằng một khối gỗ đục rỗng,
mặt bịt bằng da trăn. Trên trống thùng có gắn một phím gỗ. Cần nhị dài chừng nửa
thước, cắm chặt vào thùng. Hai dây nhị bộc từ đầu cần tới phím nhị.

Mã vĩ, để kéo nhị bằng tóc hoặc bằng lông đuôi ngựa buộc vào một khung tre

giống như chiếc cung. Dây mã vĩ để ở giữa hai dây nhị, và lúc chơi nhị ta gọi là "kéo
nhị". Âm thanh nhị được rung mạnh trên phím.

Một loại đàn nữa cũng được thường sử dụng là đàn thập lục huyền, còn gọi là đàn

tranh.

Đàn tranh làm bằng gỗ, đục rỗng lòng máng, có 16 dây dài ngắn, căng chùng theo

nhu cầu của âm thanh. Những dây này được bắc ngang trên những phím đàn. Lúc chơi
đàn, dùng những móng sắt móc vào đầu ngón tay, gẩy vào dây đàn. Tay trái nhấn trên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.