Phong Tuc Tap Quan Viet Nam
không kém gì đàn ông.
Đàn ông uống rượu đến say sưa đã đáng chê, đến đàn bà cũng say sưa thì thật là
quá bậy vậy!
Cầm, kỳ, thi, tửu là tứ thú phong lưu của người Việt sưa, có tính cách phóng
khoáng nhàn hạ. Ngoài những thú tiêu khiển đó, ta còn có những lối tiêu khiển lý thú
khác như chơi bể cạn với hòn non bộ, chơi cây cảnh, nuôi chim hót, cá cảnh, v.v...
* Bể cạn và hòn non bộ
Về cái thú chơi bể cạn và hòn non bộ, không phải riêng gì dân tộc Việt Nam ta
chơi, mà hầu hết các dân tộc Á Đông đều có cái thú này: Trung hoa, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Thái Lan, ....
"Bể cạn"là một chiếc bể chứa nước, đắp nhỏ lại, còn "Hòn non bộ"là hòn núi giả
đắp trong lòng bể cạn, người xưa gọi là bồn trì và giả sơn.
Theo sử sách truyền lại thì dưới triều Vua Lê Đại Hành, một năm, nhân dịp lễ sinh
nhật của nhà vua, có một người làm một ngọn giả sơn đặt trên bè nổi giữa sông, mọi
người bơi thuyền chung quanh mà thưởng ngoạn. Giả sơn ấy được đặt tên là Nam
Sơn. Các nhà vua nhà Lý về sau cũng giữ tục chơi giả sơn trong dịp lễ sinh nhật.
Dần dần về sau, người ta đặt giả sơn trong bể cạn, bể cạn có chứa nước, khiến ngọn
giả sơn nằm giữa bể giống như một cái cù lao.
Trong bể cạn có nuôi cá, nhất là loại cá vàng, cá bạc chúng bơi đi bơi lại trong rất
đẹp. Lại có thả những loại cây nước như bèo tấm bèo cái, vừa dùng để nuôi cá , vừa để
che nắng cho cá những lúc trưa hè nắng gắt.
Người ta đắp ngọn giả sơn bằng những hòn đá rắn, nhưng có những lỗ nhỏ li ti để
hút được nước dưới bể cạn lên, khiến cho hòn non bộ lúc nào cũng như ẩm ướt để
nuôi những cây trồng ở trên, và những rễ cây tìm vào những lỗ li ti đó để hút nước.
Được gắn vào hòn non bộ những bộ tượng sành, tượng đất, những ngôi chùa sành tí
hon với những chiếc cầu cũng bé nhỏ. Các người cầu kỳ còn đi tìm ở các hang động
để lấy nhũ đá đắp vào hòn non bộ, tạo nên một cảnh thu nhỏ óng ánh như một kỳ quan
xinh xắn.
Chủ nhân một hòn non bộ như một tay tạo hoá xây dựng nên cảnh núi non. Chỗ nào
ngọn cao, chỗ nào đồi thấp, chỗ nào chùa, chỗ nào quán, chỗ nào cầu bắc ngang, chỗ
nào ngôi tháp cổ, và chỗ nào có những cảnh sinh hoạt: Ông Lã Vọng ngồi câu cá, hai
Tiên ông ngồi đánh cờ, một vị tu hành nhập định.
Trên hòn non bộ trồng cây, đủ cây đa, cây đề, cây si, cây sanh, nhưng cây nào cũng
nhỏ xíu với lá xanh tốt với rễ chằng chịt. Lại những cây mai, cây lý, những đám cỏ
xanh rờn. Lạ lùng nhất những cây trên hòn non bộ cũng có hoa, có trái, có lá, cóộlc,
nhưng với vẫn hình thù màu sắc của mỗi loại cây, ở hòn non bộ chúng đều thu bé lại,
.... sao mà lý thú vậy!
Người ta bảo rằng phải lấy những hạt giống còi của những cây đa cằn cỗi để gieo,
và lúc cây mọc phải chiết rễ cái đi để chúng chỉ lớn bằng rễ con, như vậy chúng không
thể to được, chúng chỉ bé vừa tầm với hòn non bộ. Nhiều cây được uốn theo ý muốn
của chủ nhân để hợp với hình thể hòn non bộ.
Nhiều cụ già say mê hòn non bộ, hàng ngày đứng ngắm công trình của mình tạo
nên, lại săn sóc cho nó, thực là một thú trầm lặng thanh nhã chỉ những người chơi núi
non bộ mới cảm thấy được. Săn sóc hết cây trên non, lại săn sóc đàn cá dưới nước!
Thật là vô cùng thích thú, và đây là "cái thú thoát tục, cái thú quên những phiền muộn
và cộc sống hiện tại, quên những ràng buộc vật chất, và tinh thần để thả hồn phiêu
diêu vào những khe vách đá, vào những dòng suối mát, vào những cầu quán, những
hang động... Tóm lại, là cái thú của những đã lăn lóc với cuộc sống, đã đầy đủ bổn