PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 91




Toan Ánh 91

"khi chén rượu, khi cuộc cờ,

Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên!".

Nguyễn Du

Người phong lưu phải biết uống rượu. và con người lịch sự thì phải tửu tam bôi,

nghĩa là rượu ba chén.

Bạn bè gặp nhau, mượn chén rượu để trợ hứng, cùng nhau bàn luận văn chương,

ngâm thơ đọc phú. Và cũng trong cuộc rượu bạn bè thường cùng nhau giải bày tâm sự
hoặc bàn luận chuyện đời:

"Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,

Chén quỳnh tương ôm ấp bầu xuân!".

Nguyễn Khuyến

Ta có câu "Nam vô tửu như kỳ vô phong" nghĩa là làm trai không uống rượu cũng

như cờ không có gió, vì chén rượu nhiều khi là động lực thúc đẩy con người trong sự
nghiệp; lại cũng nói rằng Tửu năng dẫn huyết, nghĩa là rượu làm cho huyết mạch lưu
thông. Ngày nay khác xưa, nghiện rượu đang là mối đe dọa con người.

Những người sành rượu khi uống thường kén rượu ngon già độ, sủi nhiều tăm khi

rót ra. Rượu chế bằng gạo, nhưng để thết khách, và những tay hào hoa thường kén các
thứ rượu quý, chế không riêng bằng gạo mà còn bằng các thứ hoa hoặc trái cây nữa:
Mai quế lộ, hoàng hoa tửu, bồ đào mỹ tửu, v.v....

Ngày xưa, các cô bán rượu thường gánh những gánh đầy những bong bóng rượu

vào các làng bán, và các tay hay rượu thường say rượu của các cô bán, và có khi say
cả nhan sắc các cô nữa:

"Em là con gái đồng trinh,

Em đi bán rượu qua dinh ông nghè.

Ông Nghè sai lính ra ve

Trăm lậy ông Nghè, tôi đã có con.

Có con thì mặc có con,

Thắt lưng cho tròn mà lấy chồng quan."

Uống rượu là một thú, nhưng uống rượu để giải khuây để trợ hứng, cái thú càng

quý, còn nếu uống rượu để say sưa nát rượu quả là một điều không nên.

Có người say rượu nhưng say vì trong người choáng váng lại cảm thấy cái say như

dễ chịu, khi tỉnh rượu lại muốn say:

"Còn trời còn nước còn non

Còn cô bán rượu anh còn say sưa."

Say rượu không nát, uống không hại ai, và mỗi ngày vài ba chén để ngâm vịnh thơ

phú, để trợ lực thêm phấn khởi, để quên sầu, rượu vẫn giữ nguyên cái thú của rượu,
nghĩa là rượu còn đứng vào hàng tiêu khiển. Có cũng được, không cũng được, con
người không nghiện ngập. Đó là quan niệm của người xưa cũng đáng trân trọng.

Nếu vì rượu say sưa, ngôn ngữ hồ đồ, hành động mất lương tri, rượu đã từ địa hạt

tiêu khiển bước sang hàng đầu "Tứ đổ tường", rượu không còn là một cái thú, mà rượu
còn là một cái hại, cần tránh.

Đời xưa, đời nay, bao giờ cũng có người uống rượu và ở nước nào cũng vậy, rượu

vẫn được người ta sử dụng với phương cách khác nhau.

Đàn ông uống rượu đã đành, đàn bà cũng uống rượu, đó là một điều còn hiếm tại

Việt Nam.

Tiếp xúc với Tây Phương, ngày nay ngoài những thứ rượu cổ truyền của ta, một số

người Việt cũng bắt chước người Tây Phương dùng nhiều rượu nhập cảng, để khai vị
cũng như để uống trong bữa ăn. Một số phụ nữ cũng đua đòi uống rượu, và say sưa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.