Phong Tuc Tap Quan Viet Nam
ghê gớm lắm, có người đã từng cầm nhà bán ruộng ở ngay đám bạc.
Xóc đĩa dùng bốn đồng tiền, một mặt có chữ một mặt không, gọi là mặt sấp và mặt
ngửa, để vào chiếc đĩa rồi úp bát lại mà xóc. Muốn đánh cho êm, người ta dùng bìa
giấy hoặc vỏ diêm cắt tròn như đồng tiền, cho vào mà xóc. Đồng tiền, vỏ diêm hay bìa
giấy cắt tròn đều được bôi một mặt đen một mặt trắng, hai mặt phải hai màu để dễ
phân biệt sấp ngửa.
Người ngồi xóc gọi là "người cái". Trước mặt người cái, trải một chiếc chiếu chia
hai bên dành cho ai mặt chẵn lẻ, ai đánh mặt nào để tiền xuống mặt ấy. Khi mọi người
đánh xong, nhà cải mở bát. Hễ bốn đồng tiền sấp cả hoặc ngửa cả, hoặc hai sấp, hai
ngửa thì là chẵn, người nào đánh mặt chẵn thì được, hễ sấp một hoặc sấp hai thì là lẻ,
người nào đánh mặt lẻ sẽ được.
Trong làng xóc đĩa có những danh từ riêng để chỉ nước bạc:
Bạc đi một chẵn một lẻ gọi là đi cái một
Bạc đi hai chẵn hai lẻ gọi là bạc cặp hay khuôn
Bạc đi hai nọ ba kia gọi là cặp lệch;
Bạc đi ba nọ một kia gọi là ba bay;
Bạc đi cả một dạo gọi là bạc dền;
Bạc dền ra một dạo, ra mặt khác một cái rồi lại về gọi là hồi nùng.
Ở nhà quê thửa xưa, Tết đến người ta thường hay chơi xóc đĩa tuy vẫn bị cấm.
Ngoài các môn cờ bạc trên, sau này nhiều người chơi bài chim.
Cờ bạc là máu mê. Được ham ăn, thua ham gỡ, chính vì sự "ham gỡ" đã khiến cho
con người ta phải thất cơ lỡ vận, và cờ bạc phải xếp vào "tứ đổ tường", một tệ đoan
cần phải lên án và trừ diệt trong xã hội mới.
*
* *
Từ đầu chương này, tôi đã trình bày một số các thú tiêu khiển và tứ đổ tường.
Những thú tiêu khiển kể ra còn nhiều như xem chèo, xem hát bộ, vẽ phong cảnh, thả
diều.... nhưng thiết nghĩ những điều đã trình bày cũng đã đủ nói lên một phần nào sự
tiêu khiển của dân ta trước đây để giúp bạn đọc tham khảo thêm.
Và những điều nói trên chỉ là những thú chơi tiêu khiển của người lớn. Trẻ con
chúng cũng có những thú chơi đùa tiêu khiển của chúng: Đánh vòng, chơi cầu, đánh
bi, đánh đáo, chơi bịt mắt bắt dê, v.v....
*
* *
Kết luận
Về nếp sống bản thân:
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có tình thần đoàn kết , đoàn kết ngay từ trong nếp
sống cá nhân với một sự hoà hợp tế nhị trong đó bản thân thường luôn luôn chịu sự hy
sinh cho các sinh hoạt cộng đồng. Đây chỉ là cái kết quả của bao nhiêu đời sinh hoạt
với những sự thăng trầm, khi vinh quang lúc tủi nhục, và có thể nói được rằng sự hoà
hợp tế nhị chỉ là sự biểu hiện cái tiềm thức cộng đồng khá lớn, khá sâu của dân tộc
chúng ta vốn có nền đạo đức cổ truyền, chính là nền văn minh phong phú riêng biệt
của chúng ta, còn được lưu truyền đến ngày nay.
Qua các chương trên và nếp sống cá nhân từ ăn uống qua làm lụng đến tiêu khiển ta
phải nhận thấy rằng, tuy đấy là những "sinh hoạt cá nhân", nhưng vẫn liên quan và vẫn