PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 97




Toan Ánh 97

mật thiết bị chi phối bởi cuộc sống chung trong gia đình, của xã hội. Ăn lấy no chỉ
riêng mình, nhưng bữa ăn là bữa ăn chung, không có sự phân chia khẩu phần riêng
biệt như phương Tây, làm lụng thì người nào việc nấy, nhưng việc của mỗi người đều
liên quan với nhau để hoà hợp cho công việc chung của gia đình, của xã hội, và tuy
làm việc riêng của mình nhưng ai cũng lo đến việc của người khác.

Thành ngữ Việt Nam có câu "Lo việc triều đình" để chỉ những người lo đến những

việc không phải của mình, nhưng không ai không thể không "lo việc triều đình" được,
vì việc của người này hỏng thường ảnh hưởng rất nhiều tới người khác từ việc trong
gia đình đến việc làng xã, cộng đồng.

Cả đến sự chơi bời, cái tinh thần tập thể đem lại sự thích thú cho những trò tiêu

khiển. Ai có thể cô đơn mà tiêu khiển ột mình với bất cứ một thứ gì. Nếu ta bảo rằng
một cụ già đứng ngắm say sưa hòn núi non bộ là cụ đang một mình tận hưởng cái thú
chơi non bộ, là sai, vì tuy đứng một mình nhưng trên hòn núi non bộ nó vẫn có nhưng
cảnh nhắc lại cho cụ cái đời sống tập thể cụ đã qua. Và cụ ngắm hòn non bộ của mình
để nghĩ đến những hòn non bộcủa người khác.

Người dân Việt, trong cuộc sống thường có nhiều sự chịu đựng vất vả, chính cái

tinh thần tập thể nó xoa dịu những sự vất vả nhọc nhằn ấy và nó đã đem lại niềm vui
cho mỗi người trong sự cơ cực gian lao chung.

Người ta ăn để mà sống, sống để mà làm việc, làm việc không phải cho riêng mình

hưởng mà cho cả gia đình và xã hội nữa.

Nếp sống cá nhân luôn luôn dính liền với nếp sống gia đình và xã hội, và có thể nói

được rằng mỗi cá nhân là một "nguyên tử" để cùng xây dựng nên một "tế bào" là gia
đình và gia đình là nền tảng của xã hội.

*

* *

Phần thứ nhì -

Đời sống gia đình

Nếp sống gia đình bao trùm trên đời sống cá nhân, và mỗi sinh hoạt cá nhân đều

chẳng ít thì nhiều, phù trợ vào nếp sống gia đình. Người dân Việt Nam nghĩ đến gia
đình nhiều hơn nghĩ đến bản thân, và mỗi hành động của cá nhân đều hướng về gia
đình, kể cả những sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, làm lụng, nghỉ ngơi. ... Người ta
ăn để mà sống, sống để bảo vệ gia đình và xa hơn là góp phần bảo vệ dân tộc.

Gia Đình

"Gia đình chỉ tất cả mọi người quyến thuộc trong nhà". (1) và ở chung một cơ ngơi.

Ta cũng đừng lầm gia đình với gia tộc, gia tộc bao trùm trên gia đình, gồm tất cả
những người cùng một họ, một gia tộc có thể có nhiều gia đình và những gia đình này
có chung một ông tổ.

"Gia đình là một tập thể tế tự, và tín ngưỡng gia đình cha truyền con nới theo hàng

trưởng nam, gia trưởng là người đủ tư cách để cúng lễ trước từ đường". (2)

Gia trưởng là người có thế lực hơn cả trong gia đình, chính người trưởng định đoạt

vận mệnh của gia đình.

Thành phần trong gia đình Việt nam rất rộng rãi và gồm tính từ người gia trưởng:
a) Trở lên, có cha mẹ, ông bà, cụ kỵ;
b) Ngang hàng, có anh chị em;
c) Dưới có, con cháu và chắt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.