Toan Ánh 99
Ca dao có câu:
"Cháu cậu mà lấy cháu cô,
Thóc lúa đầy bồ, giống mả nhà ta".
* Gia Trưởng
Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh đến người gia trưởng, như trên đã nói, người gia
trưởng là người có thế lực hơn cả trong gia đình. Theo tục lệ xưa, uy quyền của gia
trưởng thật tuyệt đối. Dưới đây là mấy quyền hạn chính của gia trưởng:
a/ Có quyền sở hữu và quản lý tài sản của gia đình. Vợ con phải làm lụng cho gia
đình chung, không ai được giữ lợi riêng.
b/ Có quyền sở hữu đối với vợ con và có thể bắt đi làm thuê hay đem bán đi được.
c/ Có quyền độc đoán về việc hôn nhân của con cái và cả quyền sinh sát nữa.
Với các quyền hạn chính trên, ta thấy quyền chuyên chế của gia trưởng không khác
gì quyền chuyên chế của một quân vương trong một quốc gia.
Lẽ tất nhiên những quyền chuyên chế kia, ngày nay người gia trưởng không còn
nữa, nhưng người gia trưởng vẫn là chủ trong gia đình, và mọi việc liên can tới gia
đình, người gia trưởng phải chịu trách nhiệm. Vợ con, tuy không bó buộc, nhưng vẫn
thường lấy ý kiến của người gia trưởng, mỗi khi làm một việc gì kể cả việc hôn nhân
của các con. người gia trưởng, khi thấy con làm những điều không hợp với mình,
không hợp với đạo đức, tuy không phạm luật pháp, thường có lời khuyến cáo, và lời
khuyến cáo này trong những gia đình còn đầy đủ gia phong vẫn rất có hiệu lực.
Khi người gia trưởng chết đi thì các con trai, từ con trưởng trở xuống, nếu có vợ
con rồi, đối với tiểu gia đình của mình, đương nhiên trở nên gia trưởng (với quyền hạn
của người cha lúc trước) đối với vợ con mình.
Người con trai trưởng, ngoài việc làm chủ gia đình riêng, còn phải thờ phụng cha
mẹ, nghĩa là ngoài tư cách làm chủ nhà, lại còn tư cách làm trưởng chi họ gồm gia
đình của mình và các gia đình của những em trai. Với tư cách này nếu trước đây người
cha đẻ là trưởng nam, thì người này phải giữ việc thờ phụng tổ tiên, và đúng như lời
ông P. Varet đã nói, đủ tư cách để cúng lễ trước từ đường. Song song với tư cách gia
trưởng, còn tư cách tộc trưởng. Tộc trưởng giữ việc hương khói của họ. Tộc trưởng lại
có quyền dự tất cả các hội nghị gia tộc của các chi họ, dàn hoà mọi việc phân tranh,
khuyên bảo họ hàng trong việc hôn tang hoặc các việc khác có liên quan tới họ hàng.
Nếu người tộc trưởng tư cách không xứng đáng, hội đồng gia tộc có thể họp để bầu
một người có đức độ, có tư cách làm tộc trưởng về phương diện pháp luật, còn về
phương diện tế tự, người tộc trưởng dù sao cũng vẫn được giữ điạ vị của mình, ngoại
trừ những trường hợp điên rồ.
Ở miền Nam, tộc trưởng không theo nguyên tắc đích trưởng như ở miền Trung và
miền Bắc. Ở đây tộc trưởng là người có đức độ và danh vọng hơn hết trong họ.
* Điạ vị phụ nữ
Chủ quyền gia đình ở trong tay người gia trưởng, và như trên đã trình bày, quyền
hành của người gia trưởng rất rộng, do đó quyền hành của người đàn bà không có gì.
Nền luân lý phong kiến cổ truyền Á Đông trọng nam khinh nữ và bắt đàn bà phải tuỳ
thuộc đàn ông. Đàn bà phải giữ đạo tam tòng, khi còn nhỏ ở nhà phải vâng lời cha mẹ,
lúc lấy chồng phải theo chồng và khi chồng chết phải theo con. Lại nữa, đàn ông có
quyền bỏ vợ, đàn bà không có quyền bỏ chồng. Luật lệ đặt ra thất xuất để bó buộc
người đàn bà, nghĩa là đặt ra bảy tội theo đó chồng có thể bỏ được vợ:
1/ Không con,
2/ Dâm dật,
3/ Không thờ cha mẹ chồng,