PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 100




Phong Tuc Tap Quan Viet Nam

4/ Nhiều lời,
5/ Trộm cắp,
6/ Ghen tuông,
7/ Có ác tật.

Luật lệ tuy nhiên cũng vẫn tỏ ra bênh vực người phụ nữ. "Luật Việt Nam đặt người

vợ ngang hàng với người chồng. Đó là một người bằng vai". (1)

Luật Gia long đặt ra "tam bất khả xuất", nghiã là ba trường hợp người đàn ông

không thể bỏ vợ được, trừ ra khi vợ có tội ngoại tình. Tam bất khả xuất là:

1/ Đàn bà đã từng chịu tang 3 năm ở nhà chồng, nghĩa là chịu qua một đại tang.
2/ Lúc lấy nhau vợ chồng nghèo, sau cùng làm nên giàu có.
3/ Nếu từ giã nhà chồng về nhà mình không còn nơi nương tựa.

Dù sao, quyền hạn của người đàn bà cũng không nhiều so với người chồng. Chồng

có quyền dùng của cải của vợ xa phí đi, vợ không có quyền kiện, chỉ những ruộng đất
của vợ là chồng không có quyền bán nếu vợ không thuận tình.

Chồng có quyền lấy năm thê bảy thiếp, nhưng thê thiếp lấy thêm này lại càng

không có quyền hạn gì bên người chồng cũng như bên người vợ cả.

Người vợ cả, trong nhiều trưởng hợp đúng là người bằng vai của người chồng.

Theo tục lệ, mọi công việc trong nhà do người vợ điều khiển, và người vợ được gọi là
người nội trợ, nghĩa là người vợ trợ giúp cho người chồng về các công việc trong nhà,
và với công việc điều khiển từ con cái đến các hàng thê thiếp, kẻ ăn người làm, người
vợ từ chức nội trợ được tôn làm "nội tướng" tức là vị tướng lãnh bên trong vậy.

Nếu người chồng qua đời trước, quyền hạn của người vợ càng rõ rệt hơn, nhưng

quyền hạn phụ thuộc vào những điều bắt buộc mà người vợ không được phạm.

Luân lý Việt Nam xưa buộc người goá phụ ở vậy thờ chồng nuôi con, đi lấy chồng

là thất tiết. Mặc sự đòi hỏi của tình cảm, mặc tuổi còn thanh xuân, người vợ phải thủ
tiết thờ chồng.

Theo đạo "tam tòng", điều thứ ba phu tử tòng tử, người quả phụ ở với con phải phụ

thuộc theo con, nhưng trên thực tại mọi quyền hành vẫn ở trong tay người mẹ, có điều,
nhiều việc làm của người mẹ cũng phải có sự thuận tình của con, tỷ như người mẹ
muốn bán ruộng đất không phải là của hương hoả, trên văn tự bán phải có chữ ký của
con trai mới có giá trị.

Người mẹ vẫn quản lý tài sản, trông nom con cái như lúc sinh thời người cha. Cả

đến việc tế tự cũng do người mẹ đảm nhiệm nếu người trưởng nam còn nhỏ tuổi. Xưa
các cụ có đặt ra những bài văn khấn Nôm bằng thơ lục bát dễ đọc, dễ nhớ để các bà
dùng trong việc tế tự, tuy nhiên trong lãnh vực này, khi khấn cúng các bà thường nhờ
một người anh em bên chồng lo thay.

Tất cả những quyền hành trên sẽ mặc nhiên bị truất nếu người goá phụ không chịu

ở vậy lại bỏ con đi lấy chồng. Đi lấy chồng là mất hết quyền lợi liên quan đến nhà
chồng cũ, cả đến sự quan hệ đối với con cái cũng kể như không còn nữa. Nếu con cái
còn thơ ấu, quyền trông nom sẽ do chú bác hoặc người họ gần nhất với cha chúng
trông nom.

"Người con gái xuất giá là bỏ gia đình mình mà vào gia đình chồng; người quả phụ

tái giá là bỏ gia đình chồng cũ mà vào gia đình chồng mới". (1)

Người quả phụ tái giá, ở gia đình chồng mới sẽ có những quyền của người nội trợ

cũng như có bổn phận đối với chồng mới nếu là chính thất, còn nếu chỉ là thê thiếp
thêm cặp, lẽ dĩ nhiên phải nhận lấy số phận dành cho thê thiếp.

Trong trường hợp, một gia đình không có con trai, con gái trưởng cũng có thể được

giữ của hương hoả và thờ phụng cha mẹ tổ tiên như con trai trưởng. Tuy nhiên tục lệ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.