Toan Ánh 101
thường vẫn dành hương hoả cho người "ăn thừa tự" tức là người vào hàng cháu gọi
người chủ gia đình bằng chú hoặc bằng bác, và người này có bổn phận thờ phụng tổ
tiên và lo mọi giỗ tết. Ta vẫn có câu vô nam dụng nữ, nhưng sự dụng nữ này trước đây
chỉ có nghĩa là con gái cũng có hiếu thảo với cha mẹ như con trai và phụng dưỡng cha
mẹ không kém gì con trai. Lúc cha mẹ chết đi, con gái cũng vẫn giỗ cha mẹ, nhưng
của hương hoả vẫn phải dành cho người thừa tự và chính người này mới có bổn phận
lo việc cúng giỗ. Sở dĩ có điều này là vì, nếu con gái cúng giỗ, thì chỉ được một đời
con gái đó mà thôi, con người con gái này là ngoại tộc, chúng phải lo việc giỗ tết của
họ nội chúng. Chính vì vậy mà nhiều người con gái tuy vẫn cúng gìỗ bố mẹ, nhưng
vẫn gửi giỗ cho người ăn thừa tự.
Qua mấy giòng trên, chúng ta nhận thấy rằng người phụ nữ Việt Nam tuy được coi
bằng vai với đàn ông trong gia đình, nhưng trên thực tế chỉ là một sự bằng vai tương
đối. Dù sao. qua tục lệ ta cũng thấy rằng người đàn bà Việt Nam không đến nỗi bị quá
miệt thị như phụ nữ ở nhiều nước khác.
Ngày nay, lẽ tất nhiên, phụ nữ quyền hành đã nhiều hơn ngày xưa, và sự "bằng vai"
của vợ đối với chồng mới thực sự là có, tuy trong vài lãnh vực, như về tế tự, phụ nữ
vẫn nhường sự hơn cho đàn ông. Phụ nữ ngày nay còn tham gia vào nhiều lãnh vực
hoạt động xã hội nữa.
*
* *
Gia đình có vợ chồng con cái. Tất cả những người trong gia đình cùng quây quần
sống theo một nếp sống chung. Cùng ở dưới một mái nhà, cùng làm lụng, cùng vui
cùng buồn những nỗi vui buồn chung qua những biến cố hay dở xảy ra cho gia đình.
Tìm hiểu đời sống gia đình, chúng ta phải tìm hiểu tất cả những biến cố hay dở này:
- Xây nhà dựng cửa.
- Cưới xin.
- Sinh đẻ.
- Gầy dựng con cái.
- Đau ốm.
- Khao vọng.
- Tang ma
Mỗi biến cố đều liên quan chung tới gia đình, tuy phần nhiều đó chỉ là biến cố xảy
ra cho một người. Xảy ra cho một người, nhưng ảnh hưởng tới cả gia đình vui cũng
như buồn, và do đó mọi người trong gia đình đều phải tham dự vào những biến cố
này.
Nhà cửa
Tục ngữ ta hằng nói: sống ở nhà, chết ở mồ.
Sống phải có nhà ở cũng như chết phải cóộ ngôi nhà để ông bà, cha mẹ, anh em,
con cái đều ở chung. "Sống vô gia cư", sống không có nhà ở là một điều bất hạnh cũng
giống như "tử vô địa táng".
Những cặp vợ chồng trẻ, ngay từ khi mới lấy nhau, tuy ở chung với cha mẹ, nếu
không là con trưởng, sau này sẽ thừa hưởng ngôi nhà của bố mẹ, cặp nào cũng nghĩ
đến một ngôi nhà riêng của mình, và đây là hoài bão chính đáng nhất của họ.
Một ngôi nhà với một tấm lòng vàng, bất cứ ai bắt đầu xây tổ uyên ương mà không
ước mong như vậy.
Ngôi nhà liên quan mật thiết với đời sống con người. Người nào bạ đâu là nhà, ngả
đâu là giường, sống không có một thước đất cắm dùi là những người rất đáng thương