PHỤ NỮ THÔNG MINH KHỞI NGHIỆP - Trang 107

cười là những người né tránh từ bỏ ý tưởng mua một công ty độc lập để
mua thương hiệu nhượng quyền có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn.
Như đã nói đến trong Chương 3 và 4, để làm một thương hiệu mới thành
công chưa chắc đã khó bằng duy trì thành công sẵn có của một thương
hiệu. Thậm chí, cả những thương hiệu hàng đầu hay phương pháp chìa
khoá trao tay cũng không chắc chắn mang lại thành công. Scott Evert sắp
xếp rủi ro theo mức độ tăng dần như sau. Thứ tự này dành cho những người
mới vào nghề muốn giảm nhẹ rủi ro. Và ông nhấn mạnh: một cơ hội nhiều
rủi ro không phải bao giờ cũng là một cơ hội tồi, một cơ hội nhiều rủi ro
hơn có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn.

• Ít rủi ro nhất: Mua quyền thương mại có thể đem lại thu nhập ổn định, đủ
trang trải nợ nần và mang lại cho bạn thu nhập tương đương một vị tổng
Giám đốc kể cả khi bạn vắng mặt.

• Ít rủi ro: Mua lại một hãng chưa được nhượng lại bao giờ trong một ngành
không suy giảm với các điều kiện như trên.

• Khá rủi ro: gia nhập hệ thống nhượng quyền thương mại lớn, có từ 300 -
500 cửa hàng nhượng quyền

• Rủi ro hơn: gia nhập hệ thống nhượng quyền thương mại không lớn lắm,
có từ 50 - 300 công ty, cửa hàng nhượng quyền.

• Rủi ro hơn nữa: sở hữu một mô hình trong hệ

thống có từ 10 - 50 cửa hàng.

• Rủi ro nhất: mua lại từ một hãng mới tiến hành nhượng quyền.

Scott cũng khuyên, nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm về nhượng quyền
thương mại, hãy cẩn thận với những hãng chưa trải qua lộ trình đăng ký.
Tuy nhiên, ông cũng đồng ý là không thể tổng quát hoá rủi ro mà không
kiểm tra tính năng động của ngành công nghiệp, qui mô thị trường, độ bão

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.