• Bạn không nghĩ mình là một doanh nhân.
• Bạn tin rằng chỉ bằng việc làm khách hàng hài lòng, công ty bạn sẽ luôn
hoạt động tốt.
• Bạn cảm thấy kinh doanh chính là lĩnh vực giúp mình thể hiện được khả
năng sáng tạo.
• Bạn không chịu làm việc với những người bạn không thích hoặc không
tôn trọng.
Nếu bạn có ý định liên kết với một người khác thì nên nhớ rằng hai mẫu
người nêu trên là những bổ sung hoàn hảo cho nhau, giống như ví dụ về
cửa hàng hoa của tôi và Anastiasia. Nếu bạn muốn là người chủ sở hữu duy
nhất và có vẻ thuộc mẫu người đầu tiên, bạn có thể bù đắp những lỗ hổng
kiến thức kinh doanh của mình bằng cách tham gia các lớp học, đọc thêm
sách dạy kinh doanh và thuê những kế toán, thủ quỹ, tư vấn giỏi về hỗ trợ
mình. Ngược lại, nếu bạn thuộc mẫu người “biết phân tích” nhưng không
có quá nhiều đam mê, bạn sẽ phải tìm ra một công ty có đủ sức đánh thức
niềm đam mê đang ngủ quên trong bạn.
Một ý kiến tuyệt vời, nhưng liệu tôi có đủ tiền để thực hiện nó không?
Rất nhiều người có quan niệm sai lầm rằng họ chẳng bao giờ có đủ tiền để
mua cả một công ty. Những phụ nữ làm việc trong các tập đoàn lớn, được
chứng kiến những vụ mua lại và sáp nhập khổng lồ càng bị chìm sâu trong
ý niệm này. Bạn có thể cho rằng để mua lại được một công ty cần có số tiền
lớn và như vậy bạn sẽ phải rút hết vốn khỏi các khoản đầu tư khác, hoặc tồi
tệ hơn là bạn có thể mắc nợ suốt đời.
Đúng là những vụ sáp nhập và mua lại được đưa lên các trang báo kinh tế
đều có những mức giá ngất trời và yêu cầu hàng loạt các công việc chuyên
môn, pháp luật khác đi kèm. Nhưng một công ty nhỏ lại không thuộc về thế
giới của các định chế thương mại đó. Nó do một người duy nhất sở hữu và