PHỤ NỮ THÔNG MINH KHÔNG Ở GÓC VĂN PHÒNG - Trang 52

chị đã mắc sai lầm. Khi được hỏi tại sao không nói thẳng với anh
chàng đồng nghiệp này rằng chị cảm thấy việc đổ lỗi không mang
lại lợi ích gì và thay vào đó, họ nên tập trung giải quyết rắc rối, chị
nói rằng chị không muốn đổ thêm dầu vào lửa. Tôi gợi ý, nếu
anh ta tiếp tục đổ lỗi cho cho chị, chị nên chuyển sang một đề tài
mới cấp thiết hơn - thảo luận về cách giải quyết rắc rối. Chị có
thể nói chung chung, “Joe, việc đổ lỗi không giúp gì cho chúng ta cả.
Chúng ta nên thảo luận xem phải giải quyết vấn đề giữa phòng tôi
và phòng anh như thế nào.” Nếu anh ta vẫn khăng khăng, “Tôi
không đổ lỗi cho ai cả, tôi chỉ đang cố gắng tìm ra nguyên nhân của
vấn đề thôi,” chị nên kiên quyết, “Anh muốn làm sao thì làm,
còn tôi, tôi sẽ chuyển ngay sang việc thảo luận tìm cách giải quyết
vấn đề.”

Gợi ý

1. Thẳng thắn tỏ thái độ bất đồng ý kiến khi cần thiết. Ban

đầu bạn có thể thừa nhận quan điểm của đồng nghiệp và sau đó
bạn cần nói lên quan điểm của mình.

2. Nên biết cách chấp nhận rủi ro bằng việc đưa ra nhiều quan

điểm cá nhân hơn trong các buổi họp. Bạn nên thể hiện quan
điểm ít nhất một lần trong một buổi họp. Dần dần bạn sẽ dễ
dàng nói lên quan điểm riêng của mình.

3. Để không cảm thấy bản thân quá huênh hoang tự đắc sau khi

nói lên quan điểm cá nhân, bạn có thể đính kèm một câu nói
mang tính chất dò xét thông tin, chẳng hạn như: “Đó là quan
điểm riêng của tôi. Tôi rất muốn biết suy nghĩ của các anh chị
về vấn đề này.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.