PHỤ NỮ THÔNG MINH PHẢI BIẾT TIÊU TIỀN - Trang 108

S

Chú ý là bạn đừng bao giờ đàm phán về quyền lợi cho đến sau khi nhận được một đề

nghị tăng lương. Bởi vì khoản lương đó có thể rất hấp dẫn và bạn sẽ không cần thỏa thuận
quá nhiều quyền lợi khác. Nói cách khác, nếu khoản lương quá thấp thì thậm chí bạn có
thể không cần phải cân nhắc xem có chấp nhận công việc không, lúc này những quyền lợi
có thể làm cho lời đề nghị của họ hấp dẫn hơn - đặc biệt là trong trường hợp đó là lời mời từ
ông chủ mà bạn rất muốn làm việc cùng hoặc nếu đó là công việc bạn thật sự muốn làm.

BÍ QUYẾT HÀNH ĐỘNG

Nhấn mạnh vào những điểm tích cực. Hãy để người bạn đang đàm phán cùng biết
được rằng bạn rất vui vì lời đề nghị của anh ta/ cô ta và rằng bạn mong muốn có thể
thêm một vài điều vào chính sách bồi thường.

Bên cạnh những quyền lợi quan trọng, bạn hãy yêu cầu có được những lợi ích
thiết thực nhất với cuộc sống của bạn.
Bạn không muốn đưa ra một danh sách dài
những mục cần đàm phán, nhưng bạn vẫn muốn có một hoặc hai yêu cầu then chốt để
có một cuộc đàm phán thành công với ông chủ của mình.

Tóm tắt những điều đã thỏa thuận bằng văn bản. Sau khi đã thỏa thuận thành
công, hãy gửi tới ông chủ của bạn một bức thư biểu lộ sự háo hức của bạn khi sắp bắt đầu
làm việc với họ và liệt kê lại những thỏa thuận tài chính giữa bạn và phía công ty. Bạn
không cần phải viết nó theo lối tài liệu pháp luật, chỉ cần nói rằng bạn muốn xác nhận
lại cách hiểu của mình về những thỏa thuận đó.

Hãy yêu cầu có thêm thời gian suy nghĩ. Việc thỏa thuận cho một mức lương hay
những lợi ích có thể giống như thỏa thuận để mua chiếc xe hơi mà bạn mơ ước. Một khi
bạn đã thích thật sự rồi thì khó có thể đưa ra thỏa thuận tốt nhất được. Thay vì đồng ý
với bất kỳ lời đề nghị nào, hãy yêu cầu thời gian suy nghĩ về nó. Hãy xin lời khuyên từ
những người bạn, thực hiện những thao tác tìm kiếm thông tin, sau đó hãy quyết định.
Về lâu về dài, bạn sẽ không bao giờ thấy hạnh phúc nếu phải làm việc dưới quyền một
ông chủ mà bạn cho là không đáp ứng được nhu cầu tài chính của bạn.

Sai lầm 54:

Không lấy lại khoản tiền đã chi ra

ai lầm này có mối tương quan với “biển thủ công quỹ” - một sai lầm mà tôi đã đề cập
đến trong cuốn Phụ nữ thông minh không ở góc văn phòng. Khi không liệt kê từng
khoản chi phí nhỏ có thể khiến sếp bạn thấy phiền, bạn do dự khi nộp một bản báo cáo

chi tiêu 5 đô la bạn dùng để cung cấp đồ văn phòng, 8 đô la tiền taxi, hay 12 đô la để mua
đồ ăn nhẹ cho buổi họp phòng. Nếu tính riêng ra, từng khoản phí đó sẽ không làm bạn giàu
lên (hay nghèo đi) được, nhưng nếu bạn cộng tổng lại trong suốt một năm, bạn sẽ nhận ra
đó là một khoản tiền khá lớn. Ông DiTullio Reiter - Giám đốc của công ty Time Finders đã
phát biểu: “Mỗi một xu bạn quên không liệt kê là một xu bạn lãng phí. Tôi thấy rằng những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.