tôi chỉ chọn những công ty tương đối tốt. Thật ra, một lãnh đạo cấp cao của
một trong những công ty trước đây chúng tôi đầu tư hiện đang tham gia vào
đội ngũ nhân viên của chúng tôi để giúp chúng tôi đánh giá triển vọng tài
chính cho các khoản đầu tư mới. Nhờ có chuyên gia này trong đội ngũ,
chúng tôi hiếm khi lựa chọn phải một công ty bị phá sản.
Với tôi, logic của giao dịch ở đây khá rõ ràng. Miễn là công ty không bị
phá sản, nếu giá cổ phiếu đi xuống, giữ nguyên hay đi lên vừa phải, ít
nhất ông sẽ hòa vốn, và nếu nó lên nhiều, ông sẽ thắng đậm. Mặc dù
điều đó không có gì là sai lầm, nhưng chẳng phải như thế có nghĩa là
hầu hết những giao dịch này sẽ đều là giao dịch chớp nhoáng
59
và
những khoản lợi nhuận đáng kể chỉ thi thoảng mới có hay sao? Tại sao
ông không theo một đường cong tài sản hầu như là phẳng, chỉ đôi khi
có những đợt đi lên?
59
Giao dịch chớp nhoáng (washing trading): Là việc mua cổ phiếu qua một
nhà môi giới và bán lại qua một nhà môi giới khác. Đây là hoạt động phi
pháp, vì nó được thực hiện nhằm thao túng thị trường và lôi kéo các nhà
đầu tư cùng tham gia mua một vị thế.
Có hai lý do. Thứ nhất, số tiền chúng tôi đầu tư vào các công ty không nằm
yên, nó tạo ra thu nhập hằng năm – như trong ví dụ vừa nêu là 8,5 % – cho
đến khi chúng tôi định giá cổ phiếu xong. Thứ hai, vì mức giá tối đa chúng
tôi sẽ phải trả cho cổ phiếu đã được chặn chốt trên – là 16 đô-la như ví dụ
trên – nên chúng tôi có thể bán các quyền chọn chịu lỗ
60
cho vị thế này, do
đó bảo đảm được một khoản doanh thu bổ sung tối thiểu.
60
Quyền chọn chịu lỗ (out-of-the-money option, hay OTM): Là thuật ngữ
dùng để miêu tả một quyền chọn mua có giá thực hiện cao hơn giá thị
trường của tài sản gốc, hoặc quyền chọn bán có giá thực hiện thấp hơn giá
thị trường của tài sản gốc. Quyền chọn chịu lỗ không có giá trị nội tại mà
chỉ có giá trị ngoại lai và giá trị thời gian.