PHÙ THỦY SÀN CHỨNG KHOÁN - Trang 192

lấy cổ tức. [Chiến lược được Fletcher mô tả ở ví dụ về việc các nhà đầu tư
Hoa Kỳ nắm giữ cổ phần trong một công ty máy tính Ý.] Một biến thể của
chiến lược lấy cổ tức là tái đầu tư cổ tức, trong đó các công ty cho phép cổ
đông tái đầu tư cổ tức của họ vào cổ phiếu ở một mức giá được chiết khấu.
Chúng tôi đã rất tích cực mua cổ phần từ những người không muốn phiền
phức vì việc tái đầu tư. Do đó chúng tôi sẽ là người nhận 1 triệu đô-la cổ
tức và sau đó tái đầu tư, và sẽ nhận được 1 triệu 50.000 đô-la trị giá cổ
phiếu mới phát hành.

Tại sao các công ty lại để ông có được nhiều cổ phiếu hơn số cổ tức?

Bởi vì các công ty này muốn bảo tồn vốn của mình và sẵn sàng cho cổ
đông mức chiết khấu 5% để khuyến khích họ tái đầu tư cổ tức của họ vào
cổ phiếu.

Việc các công ty khuyến khích tái đầu tư bằng cổ tức như thế này có
phổ biến không?

Rất phổ biến ở các công ty có cổ tức cao, họ không muốn cắt giảm cổ tức
nhưng lại cần phải bảo toàn vốn. Ví dụ, chuyện này đặc biệt phổ biến ở các
ngân hàng trong những năm 1990 khi họ cố gắng tăng vốn chủ sở hữu.

Cuối cùng, một số công ty bắt đầu mời chào cổ đông mua cổ phiếu giảm
giá được phát hành thêm bằng số tiền tương đương với cổ tức được trả. Thế
rồi, một số công ty lại đi quá giới hạn bằng cách cho phép các nhà đầu tư
mua bao nhiêu cổ phiếu cũng được tại mức giá chiết khấu.

Vào đầu những năm 1990, nhiều ngân hàng tích cực theo đuổi chương trình
này, và chúng tôi đã tham gia rất nhiệt tình. Kinh nghiệm này khiến chúng
tôi mạnh dạn ký hợp đồng tài trợ vốn sở hữu tư nhân đầu tiên với một công
ty điện tử lớn của Hoa Kỳ vào năm 1992. Vào thời điểm đó, công ty này
không thể huy động vốn thông qua việc chào bán cổ phiếu vì quý trước họ
kinh doanh rất bết bát và mọi người có thái độ là: “Tôi không muốn mua cổ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.