cổ phiếu có giá trị vốn hóa cao. Kết quả là, các cổ phiếu giá cao được đẩy
lên những hệ số giá/thu nhập cao ngất ngưởng so với phần còn lại của thị
trường. Một nhà đầu tư mới kỳ vọng rằng những quỹ này sẽ tiếp tục có
thành tích xuất sắc như vậy trong tương lai, trên thực tế, chính là anh ta
đang thực hiện một màn cá cược trong đầu tư phụ thuộc vào việc cổ phiếu
giá cao tiếp tục được định giá cao hơn nữa so với thị trường.
Như nhà báo George J. Church từng viết: “Mỗi thế hệ lại có những sự ngu
ngốc điển hình, nhưng nguyên do cơ bản thì vẫn thế: người ta cứ nhất quyết
tin rằng những gì đã xảy ra trong quá khứ sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai
vô hạn, dù rằng mặt đất dưới chân họ đang biến động ầm ầm.”
56. Sự phổ biến có thể hủy hoại một phương pháp tốt
Một ví dụ điển hình cho nguyên tắc này là trải nghiệm của thập niên 1980
với bảo hiểm danh mục đầu tư (tức việc bán một cách có hệ thống các cổ
phiếu chỉ số tương lai khi giá trị của một danh mục đầu tư cổ phiếu giảm
xuống nhằm giảm rủi ro). Trong những năm đầu thực hiện chính sách này,
bảo hiểm danh mục đầu tư trở thành một chiến lược hợp lý cho các nhà đầu
tư để giới hạn tổn thất trong trường hợp thị trường đi xuống. Tuy nhiên, khi
chiến lược này càng trở nên phổ biến hơn, nó lại tự đào huyệt chôn mình.
Khi vụ sụp đổ thị trường diễn ra vào tháng Năm năm 1987, bảo hiểm danh
mục đầu tư đang được sử dụng rộng rãi, góp phần vào hiệu ứng domino
trong quá trình giá giảm (vốn kích thích việc bán bảo hiểm danh mục đầu
tư), đẩy giá cả xuống thấp hơn nữa, theo đó càng đẩy mạnh hoạt động mua
bảo hiểm danh mục đầu tư,… Thậm chí có thể nói rằng chỉ cần một thông
tin về sự tồn tại của các lệnh bán bảo hiểm danh mục đầu tư dưới mức thị
trường cũng đã là một trong những lý do khuếch đại thêm sự trầm trọng của
cuộc sụp đổ thị trường vào ngày 19 tháng Năm năm 1987.
57. Giống như một đồng xu, thị trường cũng có hai mặt – nhưng đồng
xu không công bằng