PHÚC ÔNG TỰ TRUYỆN - Trang 236

với tôi không hề hấn gì. Cậu cứ giao tiền này cho họ giùm tôi. Dù có thiệt
cũng không sao. Số tiền được đem đến đây chỉ là để giao cho người ta, chứ
bây giờ không phải là lúc nghĩ đến chuyện vào đó sống. Có thể, vì bạo
loạn, tôi phải lánh đi, nhưng khi nào xảy ra sẽ tính. Ở đời, chuyện gì xảy ra
nào có ai biết được? Người nghĩ là chắc chắn sẽ sống cũng có khi đột nhiên
ngã xuống. Mà thôi, chung quy lại là món tiền này phải đem đi giao cho
người ta!”. Tôi vặn lại như thế, cuối cùng cậu ta mới đem đi trả giúp.

Về chuyện tiền bạc, tôi luôn giữ đúng lời hứa và những điều đã thỏa thuận.
Đó là do tôi mang trong mình bản chất của gia đình võ sĩ xưa, quan niệm
rằng, để cho tâm hồn mình bị vướng bận bởi sự thiệt hơn về tiền bạc là điều
nhơ bẩn, hèn hạ.

Từ chối nhận tiền chuẩn bị cho con lưu học

Lại có một chuyện gần giống như câu chuyện tôi vừa kể trên. Đó là vào
khoảng năm Minh Trị thứ nhất (1868-ND), có một thương gia giàu có ở
Yokohama đứng ra xây dựng trường và nhờ các giáo viên trẻ của trường
Keiō-gijuku đến dạy giúp. Ông ta còn có ý nhờ tôi đến trường mới đó điều
hành.

Lúc đó, tôi đã có hai con trai và một con gái. Cậu con lớn 7 tuổi, còn cậu bé
thì độ 5 tuổi. Tôi có nguyện vọng là khi nào các con lớn lên sẽ cho đi lưu
học. Thế nhưng, nhìn ra bên ngoài lúc đó thấy các học giả cũng như những
quan chức đều nhờ chính phủ để mong cho con em đi lưu học bằng tiền của
công, nhiều người vui mừng, vì sau khi chạy vạy, nhờ vả khắp nơi đã lo
liệu được cho con mình.

Thấy thế, tôi rất khó chịu. Con mình sinh ra, cho đi lưu học ở nước ngoài
được là tốt, nhưng nếu nghèo quá không cho đi được cũng không sao. Chỉ
vì thế mà đi van lạy người ta như đi ăn mày thì hèn hạ quá. Nhìn họ mà
trong thâm tâm tôi cười ra nước mắt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.