chắn là khổ, nhưng cảnh nghèo đó đã qua đi, bây giờ nghĩ lại chuyện xưa
đâu thì có gì là khổ, ngược lại thấy thú vị.
Tôi học Tây phương học, sau đó dù thế này thế khác, vẫn không làm điều
gì trái ngược với đạo lý và không phải cúi đầu trước ai. Chỉ cần có đủ cơm
áo là coi như sở nguyện đã được thực hiện. Mặt khác, cuộc Vương chính
duy tân mở cửa đất nước và sự thực đất nước đã mở cửa là điều tôi rất
mừng. Cuốn Seiyō jijō tôi viết thời Mạc phủ, khi xuất bản, tuy có nghĩ
sách thế này không biết thiên hạ có ai đọc không. Giả sử họ có nói là đã
đọc, thì ngay từ đầu tôi cũng chẳng nghĩ đến chuyện sẽ được thử nghiệm
thực hiện ở Nhật.
Nói tóm lại, tự tôi cũng phải công nhận đó là tiểu thuyết về Tây Âu, là
chuyện đùa về một giấc mơ, nhưng cuốn sách đó không chỉ được lưu
truyền trong xã hội và giúp ích trên thực tế. Sự dũng cảm của chính phủ
mới không chỉ dừng lại ở những điều trong Seiyō jijō, họ quyết đoán tiến
hành từng bước, ngược lại, làm tác giả cuốn sách phải nhìn mà ngạc nhiên.
Bởi vậy, tôi không thể ngồi yên với sở nguyện đã được thực hiện. Tình hình
khả quan đấy! Cứ theo đà này, họ sẽ hít đầy không khí văn minh phương
Tây, sẽ thay đổi từ cội rễ nhân tâm trên toàn nước Nhật, lập nên một quốc
gia mới, văn minh ở Phương Đông xa xôi. Phía Đông có Nhật Bản, phía
Tây có Anh quốc. Hai bên đối xứng, không thể có sự lạc hậu nào ở đấy
được.
Từ đây, trong tôi đã nảy sinh sở nguyện thứ hai. Công việc tôi làm được
không gì khác hơn là dùng lưỡi dài ba Shun và một cây bút, nên sẽ nhờ
vào sức khỏe để có thể cần mẫn làm công việc ở trường tư thục và rong
chơi bằng cây bút để viết ra thật nhiều điều thuộc các thể loại khác nhau.
Đó là viết và dịch sách sau cuốn Seiyō jijō.
Mặt khác, tôi sẽ dạy dỗ nhiều học trò, thuyết giảng và truyền cho họ những
điều tôi nghĩ. Mặc dù việc dịch và viết sách đã làm tôi khá bận rộn, nhưng
đó mới chỉ làm được một phần vạn của những điều mà tôi muốn cố gắng.