và mất hai, ba năm khổ sở. Tuy nhiên, bằng cách rèn luyện sức khỏe kiểu
nhà quê này, cơ thể lại trở về như cũ. Từ đó, cho đến nay, khi tôi đã 65 tuổi,
trọng lượng vẫn không ít hơn 17 Kan 500 Momme.
Tôi nghĩ, liệu có phải cách rèn luyện sức khỏe kiểu nhà quê phát huy hiệu
quả, hay thời kỳ bình phục tự nhiên đến và ngẫu nhiên tôi đã thay đổi cách
rèn luyện sức khỏe đúng lúc đó? Không thể phán đoán được. Chỉ có điều
tôi biết chắc rằng, những điều cần thiết cho thân thể, phải chú ý và cách rèn
luyện sức khỏe kiểu nhà quê không phải là tồi. Tôi nghĩ, cần phải nghiên
cứu những vấn đề của y học như khi gió lạnh luồn vào da thì có lợi gì
không? Với cách giữ gìn sức khỏe khác mà cơ thể khỏe lên, thực tế có thể
phản kháng và chịu đựng với gió độc không? Nghĩa là gió lạnh không phải
là thuốc chữa, nhưng lối sinh hoạt không cần tránh gió lạnh có lợi gì cho
thân thể không?
Chuyện đó xin tạm gác lại, cách rèn luyện sức khỏe của tôi từ năm Minh
Trị thứ ba (1870-ND), khi tôi 37 tuổi thì thay đổi hẳn. Thời học sinh nghịch
phá lung tung. Thói uống rượu như kình trong suốt mười năm đi học đó đã
bỏ được. Tính đến nay đã ngót nghét ba mươi năm. Trong suốt ba mươi
năm đó, lúc đầu phải lấy trộm thời gian học tập, nghiên cứu để rèn luyện
sức khỏe. Dần dần theo bước đi của tuổi già và bây giờ thì coi rèn luyện
sức khỏe là việc chính, sau đó thừa thời gian mới chuyên cần vào sách vở.
Tập I’ai và giã gạo
Ngay cả bây giờ, buổi tối tôi vẫn thường đi ngủ sớm, sáng dậy sớm. Trước
lúc ăn sáng, tôi đi bộ với các học trò từ Sankō (Tam-Quang) ở Shiba (Chi)
ra đến ngoài khu Azabu (Ma-Bố), Furukawa (Cổ-Xuyên), tất cả khoảng 1,5
Ri (khoảng 5,85km-ND). Buổi chiều, tôi dùng khoảng một tiếng để khi thì
tập chiêu I’ai, khi thì giã gạo và ăn tối theo đúng quy định. Ngày mưa cũng
như ngày có tuyết, một năm không thiếu ngày nào là không luyện tập.
Cuối thu năm ngoái, tôi đã ngẫu hứng viết bài thơ như sau: